CTV là người làm việc tự do, không thuộc vị trí chính thức hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp. Nhưng vì sao cộng tác viên luôn được nhiều người chọn để làm việc? Cùng vLance giải đáp câu hỏi “CTV là gì?” dưới bài viết này nhé!
Bài viết có gì?
CTV là gì?
CTV là người làm việc tự do, không thuộc vị trí chính thức hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp. Họ không bắt buộc phải lên văn phòng đầy đủ ngày giờ, không có mối quan hệ ràng buộc với với doanh nghiệp.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn vị trí CTV vì tính linh hoạt trong thời gian làm việc. Không chỉ vậy, việc nhận lương dựa trên thành quả lao động thay vì thời gian làm sẽ thúc đẩy các cộng tác viên làm việc hiệu quả và đúng chỉ tiêu hơn.
Đây cũng là cơ hội để CTV kiếm thêm thu nhập trong thời gian rảnh. Do đó, vị trí CTV sẽ phù hợp với bạn nếu bạn là người thích sự chủ động và tự do trong công việc.
Làm CTV phải có những kỹ năng gì?
Trước khi tìm hiểu công việc của CTV, bạn phải nắm chắc các kỹ năng làm việc cơ bản sau đây để trở thành một CTV làm việc hiệu quả nhất:
Có tinh thần làm việc, học hỏi
Dù CTV làm việc với tư cách là người làm tạm thời cho tổ chức hoặc doanh nghiệp, bạn vẫn cần giữ tinh thần ham học hỏi và làm việc chăm chỉ hàng ngày để đảm bảo tiến độ công việc được duy trì.
Trong một môi trường công việc không ngừng biến đổi, việc giữ tinh thần học hỏi giúp bạn dễ dàng thích nghi và đối mặt với các thay đổi trong công việc hoặc trong ngành.
Việc ham học hỏi thường đi đôi với sự ham muốn cải thiện hiệu suất làm việc. Bạn sẽ dần tìm kiếm cách làm việc thông minh hơn, tối ưu hóa quy trình công việc và tăng cường năng suất. Đây có thể sẽ là cơ hội cho bạn tạo ấn tượng tích cực trong mắt doanh nghiệp, tổ chức. Hơn nữa, bạn sẽ tạo cơ hội ấn tượng trở thành nhân viên chính thức đó!
Lắng nghe, phản hồi các ý kiến từ cấp trên
Cho dù bạn là nhân viên không chính thức, nhưng khả năng lắng nghe và phản hồi tích cực là yếu tố không thể thiếu trong công việc. CTV không phải trao đổi trực tiếp với khách hàng, thay vì đó bạn phải trao đổi trực tiếp với cấp trên của bạn.
Khi cấp trên lắng nghe và đáp lại ý kiến của cấp trên một cách tích cực, bạn thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đến quan điểm và đóng góp của sếp. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn hết.
Tương tác, trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp
Là một CTV, bạn không bị buộc phải đến văn phòng thường xuyên để làm việc. Làm việc độc lập trong không gian riêng có thể khiến bạn cảm thấy chán nản, mất động lực và cảm thấy cô đơn trong giờ làm việc. Do đó, bạn có thể chọn đến công ty hoặc nơi làm việc để gặp gỡ đồng nghiệp. Chỉ cần một vài phút giao tiếp vui vẻ trong giờ làm việc có thể giúp bạn tăng động lực và năng lượng hơn.
Hơn nữa, việc giao tiếp giúp bạn có được thông tin hơn về công việc, tạo ra một môi trường làm việc đoàn kết và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau. Trong công việc, làm việc nhóm là quá trình cần thiết để cùng nhau tìm ra những giải pháp tối ưu. Vì vậy, hãy tận dụng kỹ năng giao tiếp của bạn một cách hiệu quả nhất!
Có trách nhiệm với công việc, hoàn thành nhiệm vụ trước deadline
Trong vai trò hỗ trợ nhỏ, CTV thường phải làm theo hướng dẫn từ cấp trên. Tuy nhiên, tự chịu trách nhiệm cao là cách duy nhất để đảm bảo công việc được thực hiện một cách chính xác và có chất lượng tốt nhất. Bằng cách tự mình tạo ra sự trách nhiệm, bạn phải chủ động tương tác và xử lý công việc một cách hiệu quả nhất để hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn.
Việc hoàn thành nhiệm vụ đúng deadline cho phép CTV dành thêm thời gian để kiểm tra và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Điều này đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mong đợi của họ. Do đó, một CTV không chịu trách nhiệm có thể gây trì trệ trong tiến trình công việc, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Để tìm hiểu thêm về làm cộng tác viên và công việc, hãy tham khảo tại đây:
Lợi ích khi làm CTV
Phát triển bản thân, mở ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai, và có thu nhập ổn định với thời gian làm việc linh hoạt, những lợi ích của việc làm CTV sau đây sẽ chắc chắn khiến bạn hài lòng với ngành nghề này!
Phát triển bản thân
CTV là gì trong vai trò phát triển bản thân? Là một CTV cũng là một cơ hội cho bạn khám phá nhiều lĩnh vực mới mà bạn có thể không có cơ hội tiếp cận trong công việc chính thức của mình. Khi tham gia vào các dự án cộng tác, bạn được đặt vào các tình huống mới, đòi hỏi bạn phải học hỏi và phát triển các kỹ năng mới để hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Bạn trở nên tự chủ, tự quản lý cách làm việc và thời gian khoa học nhất để đạt kết quả tốt trong công việc
Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể phát triển chính mình qua những kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc linh hoạt. Từ đó, bạn sẽ trở thành một người thành công và tự tin với nhiều lĩnh vực trong tương lai
Thời gian làm việc linh hoạt
CTV không phải nhân viên chính thức cho nên bạn không phải lên công ty thường xuyên. Công việc của bạn sẽ dễ dàng, linh hoạt và bạn phải tự lập cho mình một thời gian biểu để giải quyết công việc một cách triệt để nhất.
Nếu chăm chỉ làm tốt, bạn có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau một lúc để ngày càng tăng cao thu nhập cho mình.
Có nhiều cơ hội được làm với công ty, doanh nghiệp lớn.
Đối với một số doanh nghiệp, họ sẽ giữ chân CTV nếu người đó chăm chỉ làm việc, thái độ tích cực khi nhận các công việc. Hãy nhớ rằng, “thái độ hơn trình độ”, doanh nghiệp rất yêu thích nhân viên của họ tích cực và hăng hái làm việc trong môi trường của họ.
Nếu liên tục trau dồi bản thân, việc được nhận vào các tổ chức, doanh nghiệp lớn rất dễ dàng.
Thu nhập ổn định
Thu nhập của một CTV có thể sẽ không ổn định như bạn mong đợi, bởi vì bạn thuộc diện không chính thức của tổ chức, doanh nghiệp đó. Thu nhập của cộng tác viên thường phụ thuộc vào số lượng và loại dự án mà họ nhận được. Một số dự án có thể mang lại thu nhập lớn, trong khi các dự án khác có thể ít hơn.
Cho nên, là CTV bạn phải nỗ lực rất nhiều, biết cách làm việc hiệu quả và kiên nhẫn. Nhưng điều quan trọng là CTV cần phải có kế hoạch tài chính linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với biến động của thị trường lao động.
Những lưu ý khi làm việc CTV
Là một CTV độc lập, bạn cần trang bị cho bản thân những biện pháp an toàn. Đặc biệt với sinh viên, nhiều bạn phải đối mặt với khối lượng công việc quá nhiều do không sắp xếp được thời gian hợp lý. Hơn nữa, các trường hợp lừa đảo lan rộng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nhiều doanh nghiệp và tổ chức.
Phòng tránh những trường hợp lừa đảo
Khi tự tìm công việc CTV trên mạng xã hội, bạn sẽ không ngạc nhiên khi gặp rất nhiều trường hợp quảng cáo, dịch vụ, ứng tuyển lừa đảo trá hình. Nhớ rằng việc đề phòng lừa đảo là quan trọng để bảo vệ bản thân và sự nghiệp của bạn khi làm CTV.
Một số dấu hiệu lừa đảo mà bạn cần lưu ý khi ứng tuyển công việc CTV:
- Những tiêu đề “Việc nhẹ lương cao”
- Yêu cầu bạn trả phí trước khi làm
- Không có thông tin cụ thể (VD: SĐT, mạng xã hội, địa điểm làm)
- Thỏa thuận ban đầu và yêu cầu công việc khác nhau
Quản lý thời gian
Nếu bạn luôn cảm thấy không đủ thời gian để xử lý công việc thì việc lập thời gian biểu là rất cần thiết cho bạn. Một lịch trình làm việc cụ thể còn giúp bạn cân bằng giữa cuộc sống và công việc, tránh tình trạng quá tải.
Để duy trì thời gian biểu trong một giai đoạn đủ dài là điều không dễ đối với nhiều người. Việc làm này đòi hỏi tính kỷ luật rất cao từ người thực hiện.
Hiểu biết quyền lợi khi làm CTV
CTV thường không bị kiểm soát nghiêm ngặt công việc như nhân viên chính thức. Bạn thường phải tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ đạo từ phía nhà tuyển dụng mà không có sự tham gia vào quy trình quyết định hay phát triển chiến lược của tổ chức.
Vị trí của bạn thường được thuê theo dự án hoặc theo giờ làm việc, điều này mang lại tính linh hoạt cao cho cả hai bên. Tuy nhiên, tính linh hoạt này cũng đi kèm với việc họ không nhận được những quyền lợi như nhân viên chính thức, như bảo hiểm y tế hay bảo hiểm thất nghiệp.
Đọc thêm các bài về cộng tác viên:
- Cộng tác viên bán hàng là gì?
- Cộng tác viên Content tại nhà là gì?
- Thu nhập của cộng tác viên có ổn không?
Tìm việc CTV ở đâu uy tín nhất?
Sở hữu đầy đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành một CTV, việc tìm kiếm công việc tại những địa điểm uy tín sẽ là bước cuối cùng giúp bạn chính thức tiến vào thế giới làm việc. Vậy bạn nên tìm việc làm cho CTV ở đâu có uy tín nhất?
vLance – sàn làm việc Freelancer hàng đầu Việt Nam
Với hàng nghìn việc làm hấp dẫn, vLance đã góp phần không nhỏ giúp nhiều cộng tác viên nâng cao thu nhập của bản thân. Làm việc tại vLance, bạn có cơ hội kiếm thu nhập không giới hạn với môi trường làm việc an toàn. Tiền công của bạn sẽ được trả theo giờ, theo sản phẩm hoặc theo mức giá được hai bên thỏa thuận.
Là một trong những thương hiệu được tin dùng nhiều nhất bởi cộng đồng kinh doanh trực tuyến, vLance là nơi tìm việc làm cộng tác viên tốt nhất dành cho bạn. Nếu bạn chưa biết, vLance là Website tìm việc làm Freelance hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, vLance đã xây dựng cộng đồng gần 1.500.000 Freelancers hoạt động sôi nổi.
Các group Facebook, Zalo, Telegram uy tín
Tham gia các nhóm uy tín có thể giúp bạn tiếp cận trực tiếp với các nhà tuyển dụng và nhà quản lý tuyển dụng. Điều này có thể giúp bạn tạo mối quan hệ và nắm bắt các cơ hội việc làm trước khi chúng được công bố công khai.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tham gia các nhóm Facebook cũng đòi hỏi bạn phải dành thời gian và tinh thần để tham gia tích cực, tham gia thảo luận và đóng góp vào cộng đồng. Đồng thời, bạn cũng nên lọc các nhóm để tham gia, chọn những nhóm có uy tín và phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết xoay quanh câu hỏi “CTV là gì?” và những kỹ năng trở thành CTV đầy kinh nghiệm. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những hướng dẫn hữu ích nhất để bắt đầu công việc bán thời gian. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà chưa ghé vLance và tìm công việc phù hợp ngay!