Theo đuổi nghề freelancer đang trở nên rất thịnh hành được đông đảo các bạn trẻ đón nhận. Có rất nhiều người thành công và có thu nhập ổn định, dài hạn với việc làm freelancer. Vậy nhưng có người lại loay hoay mãi không có được một dự án nào trong tay. Nguyên nhân chính là do profile chưa thể hiện được năng lực, không tạo được sự ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng.
Làm sao để xây dựng một profile nổi bật, để lại dấu ấn lớn với nhà tuyển dụng? Mời bạn theo dõi chi tiết thông tin xây dựng proflie khi làm freelancer trong bài viết này.
Bài viết có gì?
I. 03 Sai lầm nổi cộm khi xây dựng profile, freelancer đã biết điều này?
Rất nhiều freelancer không chú trọng việc xây dựng một hồ sơ đặc biệt hoặc cung cấp thông tin rất chung chung. Khi xây dựng hồ sơ freelancer bạn cần tránh 3 sai lầm sau đây.
1. Thông tin liên lạc ít ỏi, chưa có avatar
Hiện nay, ngày càng nhiều bạn trẻ với năng lực nổi trội, nhiều kĩ năng chuyển hướng tìm việc làm freelancer. Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các freelancer trở nên gay gắt hơn. Khách hàng sẽ chỉ chọn những người làm freelancer tạo cho họ thấy sự khác biệt.
Khi tạo một profile freelancer bạn cần bổ sung đầy đủ thông tin cá nhân từ tên tuổi, ngày tháng năm sinh, hình ảnh đại diện phải thể hiện được sự nghiêm túc với công việc freelancer bạn đang theo đuổi.
Đây là những thông tin cơ bản, bắt buộc phải có để bạn chứng thực bản thân người thật việc thật, tạo niềm tin đối với khách hàng. Còn nếu vẫn băn khoăn, làm Freelancer thế nào mới “chuẩn”, bài viết sau là dành cho bạn: Freelancer chọn dự án như thế nào để có tiền về đều?
Cần lưu ý, ảnh đại diện được chụp ở nơi có phông nền tối giản, đầy đủ ánh sáng, nhìn thẳng về phía trước và hơi mỉm cười nhằm tạo sự thân thiện. Nhiều khách hàng cũng sẽ có những đánh giá ban đầu thông qua avatar của freelancer. Ngoài ra, các hình thức liên lạc như số điện thoại, email cần được đưa vào để khách hàng thuận tiện trong việc liên lạc và trao đổi công việc.
2. Thiếu chia sẻ về kinh nghiệm làm việc
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ thông tin, freelancer đừng quên chia sẻ những kĩ năng, kinh nghiệm trong công việc. Điều này giúp khách hàng biết được năng lực, kĩ năng của bạn có phù hợp với yêu cầu công việc hay không.
Trong quá trình làm việc, học hỏi và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, freelancer cần chú ý không nên bổ sung kĩ năng mà bản thân chưa từng thực hiện. Bởi khách hàng cần người đáp ứng được công việc chứ không phải người “tô vẽ” bản thân quá nhiều.
3. Portfolio chưa đủ nổi bật
Bạn muốn thành công trong quá trình làm việc freelancer, tìm việc online thì một proflie với các kĩ năng, kinh nghiệm là chưa đủ. Điều quan trọng khi làm freelancer là bạn phải chứng minh được những kĩ năng, kinh nghiệm đó. Chứng minh rằng năng lực của bạn đủ để đáp ứng yêu cầu công việc và thời hạn dự án cho khách hàng.
Vì vậy, bạn hãy tạo một portfolio thật ấn tượng và nổi bật để quảng bá bản thân. Portflolio được ví như một tài liệu về cá nhân bạn tập hợp các dự án nổi bật, các công việc đã thành công trước đó. Portfolio trở thành cơ sở chính để khách hàng đưa ra quyết định chọn bạn cho dự án bên cạnh các kĩ năng, kinh nghiệm có được.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc xây dựng Portfolio hoặc không biết bắt đầu từ đâu. Hãy truy cập ngay vào Trang hồ sơ năng lực freelancer tại vLance để có xây dựng một hồ sơ hoàn hảo cho mình. Khách hàng dễ dàng tiếp cận và xem xét profile của bạn và lựa chọn bạn với các dự án phù hợp.
II. Tổng hợp giải pháp cải thiện profile, giúp freelancer tăng uy tín, nhận nhiều job
Một proflie ngắn gọn nhưng thể hiện được năng lực, kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được nhiều dự án việc làm freelancer hơn là một hồ sơ dài dòng, lan man. Dưới đây là 3 giải pháp giúp bạn xây dựng profile chất lượng và uy tín.
1. Xây dựng profile gọn gàng, chất lượng
Ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin, hãy tóm tắt sơ lược giới thiệu về bản thân như trình độ học vấn, công việc đầu tiên, kinh nghiệm và các thành tích đã đạt được. Giới thiệu ngắn gọn nhưng thể hiện được chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp bạn trở thành ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng.
Đồng thời, freelancer có thể làm nổi bật bản thân bằng những câu từ chứa động từ mạnh thể hiện sự chủ động, cầu tiến trong công việc.
Tiếp theo đó, bạn cần tạo một profile gọn gàng đơn giản và tập trung vào ngành nghề, lĩnh vực chính của mình. Các chức danh công việc cần viết rõ ràng, và mô tả ngắn gọn về vai trò, trách nhiệm khi phụ trách.
Tiếp đó, bạn cần bổ sung thêm các kĩ năng, kinh nghiệm, những điểm mạnh, điểm liên quan sao cho khách hàng hiểu được tổng quan background về bạn. Đừng cố gắng viết dài dòng, điều này khiến khách hàng mất thời gian khi họ phải chọn lọc rất nhiều freelancer tiềm năng.
Đồng thời, về phần học vấn hãy bổ sung thêm các chứng chỉ như chứng chỉ tin học, chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ các khóa học online cũng rất quan trọng… Cách này cho khách hàng thấy bản thân bạn luôn học hỏi nâng cao kĩ năng nghiệp vụ trong công việc chứ không phải người hài lòng với bản thân hiện tại
2. Trau dồi trình độ, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp
Để trở thành một freelancer chuyên nghiệp thì trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ rất quan trọng và luôn được khách hàng đánh giá cao. Bởi vậy, luôn làm mới profile, bổ sung thêm nhiều kĩ năng qua từng năm giúp freelancer tạo dấu ấn mạnh với khách hàng.
Vậy nên, bạn đừng ngại khi được giao thêm công việc, nhiệm vụ mới mà không liên quan đến vai trò hiện tại. Mỗi một kĩ năng có được sẽ chứng minh khả năng thích nghi, đáp ứng công việc mới của freelancer trong môi trường việc làm đầy cạnh tranh.
Càng có nhiều kĩ năng bạn sẽ càng được nhiều khách hàng cân nhắc cho những dự án khác nhau. Nhờ đó, cơ hội bạn để bạn tăng thu nhập, dễ dàng thành công hơn so với thời điểm ban đầu.
3. Tham gia tìm việc tại các kênh giao dịch lớn
Rất nhiều người có ý định tìm việc làm freelancer nhưng băn khoăn, ngần ngại về quá trình tìm việc. Nên tìm việc ở đâu, tìm việc qua kênh nào sẽ uy tín, cơ hội việc làm có cao không?..v.v. Đã có rất nhiều trường hợp freelancer bị lừa đảo, bùng tiền do giao dịch với khách hàng ở các kênh không uy tín.
Các freelancer nên tìm hiểu và chọn các kênh giao dịch việc làm lớn, uy tín để tăng cơ hội gặp gỡ các khách hàng tốt. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vLance – sàn giao dịch việc làm được các freelancer, khách hàng đánh giá cao, bạn thử đọc ngay: Hơn 100 việc làm trên vLance mỗi ngày để bạn chào giá mỏi tay
3.1 vLance – Kênh giao dịch việc làm freelancer uy tín
Tại vLance, có hơn 400.000+ người dùng hoạt động, các việc làm mới luôn được cập nhật ở đa lĩnh vực như: viết lách, marketing, thiết kế phần mềm, code web…. Với vLance, freelancer dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với năng lực và gặp được nhiều khách hàng, nhà tuyển dụng uy tín.
Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu khi làm freelancer hãy tham khảo thêm thông tin 03 kênh cung cấp việc làm thêm freelancer dễ có tiền để nắm rõ hơn nguồn tìm việc làm freelancer nhé.
Trước khi quyết định chuyển hẳn sàng làm freelancer, bạn cần nắm rõ được các ưu và nhược điểm của mỗi kênh tuyển dụng. Từ việc tìm hiểu kĩ thông tin và đưa ra các so sánh để quyết định lựa chọn kênh tuyển dụng uy tín. Bạn có thể tìm hiểu các thông tin và Nắm chắc ưu – nhược điểm tại mỗi kênh tuyển dụng.
Hiện nay, có rất nhiều nền tảng để bạn tìm kiếm việc làm thêm online phổ biến như các group, cộng đồng trên Facebook, Telegram, LinkdLin… nhưng không có một bên thứ ba đứng ra bảo đảm an toàn cho quá trình giao dịch.
Một trong những lưu ý khi làm freelancer đó chính là lựa chọn được kênh giao dịch uy tín. Sàn tìm việc freelancer chuyên nghiệp luôn bảo vệ quyền lợi của các freelancer khi tìm việc làm online.
Chúng tôi khuyến khích freelancer newbie nên lựa chọn nền tảng giao dịch an toàn như vLance để bắt đầu làm freelancer. vLance hiện là nguồn tìm kiếm freelancer rất tiềm năng với hàng ngàn khách hàng, nhà tuyển dụng hoạt động. Các dự án, lớn nhỏ đều được gửi đến email của freelancer thông báo việc làm mới theo lĩnh vực của bạn.
Hơn nữa, vLance còn hỗ trợ bạn tạo dựng profile một cách đầy đủ, chuẩn chỉnh và hoàn toàn miễn phí để bạn tạo ấn tượng với khách hàng. Các freelancer có thể truy cập vào Trang danh sách freelancer để tham khảo cách xây dựng profile nổi bật, uy tín của các freelancer chuyên nghiệp lâu năm trên Vlance. Hãy tổng hợp và đúc kết thông tin để tạo một profile uy tín, chuyên nghiệp nhất.
3.2 Mô hình Gói dịch vụ giúp freelancer cung cấp việc theo kỹ năng
Một trong những ưu điểm vừa được bổ sung trên Vlance đó chính là các freelancer có thể tạo gói dịch vụ nhanh chóng cung cấp cho khách hàng. Dựa vào các gói dịch vụ này, khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận với các freelancer và đặt mua nếu dịch vụ của bạn phù hợp với dự án.
Khi tạo gói dịch vụ bạn cần mô tả chi tiết và ngắn gọn về dịch vụ theo kinh nghiệm, kĩ năng bạn có được. Đồng thời, bổ sung thêm các video minh hoạ để làm nổi bật dịch vụ. Bên cạnh dịch vụ chính, freelancer có thể bổ sung các dịch vụ liên quan đi kèm. Các freelancer hãy truy cập Trang đăng gói dịch vụ để tạo gói dịch vụ một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Đừng quên, tìm đọc ngay Việc làm freelancer tại nhà trên vLance tăng thu nhập gấp 3 lần để tìm hiểu chi tiết hơn những tính năng hữu ích khác tại vLance nhé!
III. Lời kết
Tạo một proflie nổi bật thể hiện được đầy đủ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và kĩ năng sẽ giúp freelancer thuận lợi hơn trong hành trình theo đuổi nghề freelancer. Vô vàn cơ hội việc làm đa ngành nghề lĩnh vực để bạn thử sức ngay hôm nay.
Bạn đang có mong muốn chuyển hướng sang làm freelancer hãy vào Đăng kí tài khoản vLance và tạo ngay một hồ sơ chuyên nghiệp để chào giá nhé. vLance chính là bước đệm giúp bạn có những dự án đầu tiên để bạn thành công hơn trong quá trình chuyển sang làm freelancer.