Làm Cộng tác viên (CTV) là gì? Top 8 công việc online & offline phù hợp cho CTV

CTV là người làm việc tự do, không thuộc diện chính thức nhưng có thể được thuê để thực hiện một dự án hoặc công việc cụ thể để hỗ trợ một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Đây là vị trí được nhiều bạn sinh viên, những người sống ở xa thành phố, và những người lập gia đình yêu thích vì tính linh hoạt trong thời gian. Nhưng bạn đã hiểu rõ về việc làm CTV là gì chưa? Có những công việc nào online và offline phù hợp cho CTV? Hãy cùng vLance khám phá và giải đáp những câu hỏi này dưới bài viết này nhé!

Làm CTV là gì? 

Để hiểu thêm ý nghĩa của CTV là gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!:

Làm CTV có thể rất đa dạng, từ việc làm tự do trong lĩnh vực viết lách, thiết kế đồ họa, dịch thuật, đến việc cung cấp dịch vụ tư vấn, quản lý dự án, hoặc thậm chí là việc thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật phức tạp.

Làm CTV là gì? Top 8 công việc online & offline phù hợp cho CTV
CTV được nhà tuyển dụng hướng dẫn các công việc và khối lượng cần hoàn thành

CTV thông thường sẽ được nhà tuyển dụng hướng dẫn các công việc và khối lượng cần hoàn thành. Tính chất công việc sẽ được phân bổ theo từng trình độ của từng CTV. Đa phần sẽ làm việc độc lập và có một số tình huống CTV sẽ hỗ trợ các thành viên trong bộ phận để hoàn thành các dự án.

CTV có được làm online không? 

CTV có thể làm việc trực tuyến. Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, nhiều công việc có thể thực hiện từ xa thông qua internet và các công nghệ truyền thông. CTV không phải nhân viên chính thức của một tổ chức hoặc doanh nghiệp cụ thể, vì vậy họ có thể làm việc online từ nhà hoặc bất cứ đâu mà họ mong muốn.

Công việc mà CTV có thể thực hiện online bao gồm viết, dịch thuật, thiết kế, bán hàng trực tuyến, quản lý fanpage, marketing, và nhiều công việc khác. Việc làm trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu của nhiều ngành nghề, cung cấp cho cộng tác viên sự linh hoạt và tiện lợi trong công việc.

Top công việc online và offline ổn định dành cho CTV

1. CTV viết lách 

Đối với những bạn đam mê viết, việc trở thành một CTV viết lách có thể là lựa chọn phù hợp với bạn. Công việc viết lách mở ra rất nhiều cơ hội trong các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số lĩnh vực mà CTV có thể tham khảo:

  • Content Marketing: Viết nội dung tối ưu cho công cụ tìm kiếm (SEO), PR, quảng cáo trả tiền trên các công cụ tìm kiếm (SEM), viết email marketing.
  • Content trên mạng xã hội: Tạo nội dung quảng cáo trên Facebook, nội dung giải trí, tin tức.
  • Content podcast: kể truyện, nghe chữa lành
  • Images content: kể chuyện theo hình ảnh 
  • Blog, vlog, video content… 
Làm CTV là gì? Top 8 công việc online & offline phù hợp cho CTV
Công việc viết lách mở ra rất nhiều cơ hội trong các lĩnh vực khác nhau

Ngoài ra, bạn cũng có thể khám phá các loại viết lách khác như Copywriting, biên tập nội dung, viết tiểu thuyết. Hiện nay, nhiều trang báo và tạp chí đều đang tìm kiếm CTV để hỗ trợ tạo ra nội dung sôi nổi và tương tác với độc giả. 

Đọc thêm: CTV Content tại nhà là gì? 5 công việc bạn nên biết!

2. CTV dịch thuật 

Bạn có thể trở thành một CTV dịch thuật với đa dạng lĩnh vực như viết lách. Tuy nhiên, trong ngành dịch thuật, bạn cần phải có kiến thức vững về ngữ pháp, từ vựng và hiểu biết về cả hai ngôn ngữ mà bạn đang dịch. Thông thường, các CTV dịch thuật sẽ hoạt động như phiên dịch viên, thường làm việc trực tuyến hoặc bán thời gian.

Cụ thể, một số công việc bạn có thể thực hiện bao gồm:

  • Dịch các văn bản, tài liệu, thông tin từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ mục tiêu hoặc ngược lại.
  • Dịch các video, quảng cáo.
  • Thực hiện vai trò thông dịch viên online trong các cuộc họp.
  • – Tham gia làm thông dịch viên trực tiếp tại các sự kiện, cuộc họp.

3. CTV design 

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng designer trong doanh nghiệp đang tăng cao để hỗ trợ trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua việc thiết kế logo, banner. Sự tăng lên trong tương tác của khách hàng cũng phần nào nhờ vào công việc sáng tạo của designer, tạo ra các thiết kế ấn tượng.

Làm CTV là gì? Top 8 công việc online & offline phù hợp cho CTV
Designer hỗ trợ trong việc nhận diện thương hiệu qua logo, banner

Các CTV thiết kế thường làm việc chặt chẽ với nhóm marketing của doanh nghiệp hoặc với các CTV chuyên về nội dung để tạo ra các tác phẩm truyền thông theo yêu cầu. Mức thu nhập của CTV thiết kế sẽ được xác định dựa trên sản phẩm thiết kế mà họ tạo ra.

4. CTV Sales – bán hàng 

Công việc này phù hợp nhất với sinh viên, các bà mẹ đang nuôi con nhỏ, và những người phụ nữ nội trợ. Ưu điểm của việc làm Sales là bạn có thể làm cả online và offline, hơn nữa việc làm sales còn tạo điều kiện cho những CTV đam mê bán hàng. Với sự mở rộng của thị trường kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đang chọn lựa tuyển dụng CTV kinh doanh và bán hàng nhiều hơn. 

Nhiệm vụ của CTV Sales thường bao gồm:

  • Cung cấp thông tin sản phẩm và cập nhật về sản phẩm mới.
  • Quản lý fanpage và nhóm bán hàng trên Facebook.
  • Tương tác tích cực với khách hàng thường xuyên và tư vấn về sản phẩm.

5. CTV Content Marketing 

Các doanh nghiệp thường thuê CTV Content Marketing để tăng cường chiến lược tiếp thị của họ và đảm bảo rằng họ đang sản xuất nội dung chất lượng và hấp dẫn cho khách hàng của mình. Những CTV sáng tạo Content Marketing luôn có kiến thức sâu rộng về nền tảng kỹ thuật và trải nghiệm trong nội dung thu hút và tương tác. 

Các hoạt động cụ thể của CTV Content Marketing có thể bao gồm viết bài blog, viết nội dung trên các trang web, viết bài viết trên mạng xã hội, tạo ra video, hình ảnh hoặc âm thanh, thực hiện nghiên cứu từ khóa, và thậm chí cung cấp các dịch vụ quảng cáo nội dung.

6. CTV chụp ảnh 

Một công việc được nhiều sinh viên ưa thích, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành truyền thông, báo chí và điện ảnh. Đó là nghề CTV chụp ảnh. Đây là một công việc dành cho những người đam mê nhiếp ảnh, am hiểu về ánh sáng, góc chụp và cách sắp xếp yếu tố để tạo ra những bức ảnh độc đáo.

Làm CTV là gì? Top 8 công việc online & offline phù hợp cho CTV
CTV chụp ảnh thường tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau

CTV chụp ảnh thường tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chụp ảnh sự kiện, sản phẩm, quảng cáo đến chân dung và các lĩnh vực khác của nhiếp ảnh. Họ có thể làm việc trực tiếp cho một tổ chức, doanh nghiệp hoặc nhận các dự án cụ thể từ khách hàng và cung cấp các dịch vụ chụp ảnh và chỉnh sửa theo yêu cầu.

7. CTV quản lý fanpage 

Để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách rộng rãi và tạo dựng uy tín tích cực, nhiều doanh nghiệp và tổ chức đang tìm kiếm các CTV chuyên về quản lý fanpage để hỗ trợ và tương tác trực tiếp với khách hàng qua trang fanpage của họ. Công việc của CTV bao gồm tạo nội dung, lên lịch đăng bài, tương tác với người theo dõi, phản hồi tin nhắn và bình luận, thực hiện quảng cáo và quản lý các chiến lược tiếp thị trên fanpage.

Ngoài ra, CTV còn có nhiệm vụ tham gia vào việc phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu quả của các chiến lược tiếp thị trên fanpage để tối ưu hóa hiệu suất và đạt được các mục tiêu kinh doanh. Công việc này có thể thực hiện cả online và offline, miễn là họ có khả năng tương tác đầy đủ với khách hàng, hỗ trợ khách hàng kịp thời và hiểu rõ về dữ liệu và hoạt động tương tác trên fanpage.

8. CTV edit video 

CTV có thể tham gia hoạt động edit video trong nhiều dự án, làm edit, thêm văn bản, hiệu ứng, âm nhạc, màu sắc theo yêu cầu. Giống với chuyên ngành chụp ảnh, edit video có rất nhiều lĩnh vực như chỉnh sửa video quảng cáo, video review, phim ngắn, video sự kiện. 

Làm CTV là gì? Top 8 công việc online & offline phù hợp cho CTV
Edit video có rất nhiều lĩnh vực như chỉnh sửa video quảng cáo, video review, phim ngắn, video sự kiện

Với những video editor mới làm, bạn có thể bắt tay làm quen với ứng dụng Capcut, bắt đầu học tập từ những bước đơn giản nhất. Để trở thành một video editor lâu năm đầy đặn kinh nghiệm hơn, bạn cần có kiến thức và kỹ năng vững chắc về các công cụ và phần mềm chỉnh sửa video như Adobe Premiere Pro, Final Cut Pro, và các công cụ chỉnh sửa video khác. Bạn cũng cần có sự sáng tạo và khả năng hiểu biết về cách làm cho video trở nên hấp dẫn và thu hút sự chú ý của khán giả.

Làm việc CTV ở đâu uy tín nhất? 

Nếu bạn cảm thấy quá nhiều trường hợp lừa đảo và không biết phải xin việc làm CTV ở đâu. Hãy ghé thăm ngay vLance – sàn làm việc Freelancer lớn nhất tại Việt Nam! vLance đã xây dựng cộng đồng gần 1.500.000 Freelancers hoạt động sôi nổi.

vLance đã ghi nhận hơn 100.000 dự án thành công, các Freelancer nhận về thù lao tương đương 9,2 tỷ đồng. Hơn nữa, vLance đang có những job tuyển freelancer chào giá hoàn toàn miễn phí, các bạn có thể vào tham khảo, trải nghiệm trước dịch vụ uy tín của website!

Làm CTV là gì? Top 8 công việc online & offline phù hợp cho CTV
vLance đã xây dựng cộng đồng gần 1.500.000 Freelancers hoạt động sôi nổi

Để hiểu rõ thêm sự khác biệt khi làm trên vLance, sau đây là những ưu điểm và nhược điểm khi làm trên vLance mà bạn nên biết: 

Ưu điểm: 

  • Có ngôn ngữ Tiếng Anh, Tiếng Việt 
  • Nhiều chuyên ngành, đa lĩnh vực
  • Dễ dàng tìm được việc, luôn có hot job mỗi ngày 
  • Phù hợp cho các bạn theo freelance/CTV lâu dài

Nhược điểm: 

  • Nhiều cạnh tranh từ các freelancer/CTV khác nhau 
  • Thủ tục xác minh thông tin trước khi làm 
  • Website khó sử dụng cho những bạn mới vào 

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “Làm CTV là gì?” và top 8 những công việc làm phù hợp và tiện lợi nhất dành cho CTV. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những hướng dẫn hữu ích nhất để bắt đầu công việc làm thêm tại nhà. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà chưa ghé vLance và tìm công việc phù hợp ngay!

 

Xin chào mọi người, mình là Duy Anh, mình đã hoạt động 3 năm trong lĩnh vực Content Marketing. Mình rất đam mê Báo chí, Truyền thông và Marketing. Hy vọng những bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn thêm thông tin bổ ích!
Xem tất cả bài viết

Bạn cần thuê người làm việc hoặc là freelancer đang tìm việc, hãy gọi hoặc gửi thư cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Số điện thoại hỗ trợ: 024.6684.1818

Email hotro@vlance.vn

Hoặc tìm việc trực tiếp tại: https://www.vlance.vn/