Hiện nay, các công việc freelance ngày càng được săn đón trong cộng đồng sinh viên và người mới ra trường, nhờ vào tính linh hoạt và phổ biến của chúng. Trái với các công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian đòi hỏi thời gian làm việc dài và cố định, freelance mang đến sự thoải mái và linh hoạt hơn trong thời gian. Vậy, Có nên làm Freelancer? Cùng vLance tìm hiểu về công việc freelancer qua bài viết này nhé
Bài viết có gì?
1. Hình thức làm việc freelance là gì
Freelancer là những người làm việc độc lập và tự do về thời gian, cũng như địa điểm làm việc. Họ có thể làm việc ở bất cứ đâu và bất kể thời gian nào mà không chịu quản thúc quá nhiều từ người quản lý,…
Freelancer sẽ được trả tiền để thực hiện các công việc do khách hàng yêu cầu và thường diễn ra trong một thời gian ngắn. Một freelancer có thể làm việc cho khách hàng, chủ dự án với đa dạng ngành nghề và thậm chí là nhiều việc cùng lúc.
Khi trở thành một freelancer, bạn được tự do lựa chọn mọi ngành nghề hay chỉ nhận những công việc mà mình yêu thích. Hơn thế nữa, bạn không cần phản đến văn phòng hay một địa điểm làm việc bắt buộc, cũng như không cần khoác lên người những bộ đồng phục cứng nhắc.
Đọc thêm:
Freelancer là gì? Những điều bạn cần biết về công việc Freelancer
Freelance và fulltime, đâu là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn?
2. Có nên làm Freelancer?
2.1. Cơ hội thử sức với những trải nghiệm mới mẻ
Nhiều câu hỏi được đặt ra như “Có nên làm Freelancer?”, “Nên làm Freelancer hay chọn công việc ổn định?”,… Có thể thấy không có sự hoàn hảo tuyệt đối, càng không có “việc nhẹ lương cao” ở thị trường lao động hiện nay. Dù lựa chọn trở thành Freelancer hay nhân viên fulltime, đôi lúc bạn cũng mệt mỏi vì các áp lực khác nhau. Suy cho cùng, nhân tố cốt lõi vẫn nằm ở sự yêu thích của bạn đối với công việc đang theo đuổi.
Áp lực chỉ bắt nguồn từ những yếu tố bên ngoài? Thực tế, áp lực còn phát sinh từ sự chán nản của bạn đối với công việc. Nghĩa là bạn không thực sự đam mê với công việc hiện tại. Nếu bạn muốn thay đổi bản thân, thử sức ở các lĩnh vực khác nhau, vLance sẽ đồng hành cùng bạn để khám phá và tìm lĩnh vực phù hợp với tính cách, năng lực của mình nhé.
2.2. Nên bắt đầu với lĩnh vực nào
Hiện nay, các công việc Freelance đã trở nên vô cùng phổ biến. Gần như Freelancer ở tất cả các lĩnh vực đều có thể bắt đầu các công việc Freelance. Do đó, thay vì hỏi có nên làm Freelancer, bạn nên thắc mắc nên bắt đầu làm Freelance với lĩnh vực nào?
Dưới đây là 6 lĩnh vực có khả năng kiếm tiền cao nhất từ hình thức làm việc tự do:
- Viết và Biên tập: Freelancer có thể làm việc viết nội dung cho blogs, trang web, bài báo, sách hoặc biên tập văn bản.
- Thiết kế Đồ họa: Đây bao gồm việc tạo ra hình ảnh, biểu đồ, logo và các yếu tố đồ họa khác cho cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Lập trình và Phát triển Web: Freelancer có thể cung cấp dịch vụ phát triển trang web, ứng dụng di động, hoặc thậm chí là viết mã cho các dự án phần mềm.
- Thiết kế và Phát triển Trò chơi: Người làm việc tự do có thể tham gia vào việc thiết kế đồ họa, lập trình và phát triển trò chơi điện tử.
- Tiếp thị Truyền thông và Nội dung: Freelancer có thể chuyên về tiếp thị truyền thông, quảng cáo trực tuyến, quản lý nội dung và chiến lược tiếp thị.
- Dịch thuật và Phiên dịch: Cung cấp dịch thuật hoặc phiên dịch cho văn bản, tài liệu hoặc cuộc hội thoại.
3. Cơ hội của nghề Freelance – Tự do và tự lo
3.1. Trải nghiệm hoàn toàn mới về hình thức làm việc
Không bị ràng buộc bởi địa điểm làm viêc: Không giống với các nhân viên chính thức, Freelancer không bắt buộc phải dành 6 ngày/tuần tại văn phòng. Bạn được tự do làm việc tại bất cứ nơi nào mà mình thích. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, bạn không phải phí thời gian chờ đợi tới giờ tan ca trong khi đã hoàn thành công việc nữa.
Linh hoạt sắp xếp thời gian làm việc: Tạm biệt khoảng thời gian 8 tiếng/ngày để thực hiện các công việc. Chưa kể thời gian tăng ca khi cần hoàn thành gấp công việc trong ngày. Freelancer có thể làm việc vào bất cứ lúc nào, miễn là hòan thành công việc đúng thời hạn. Vì vậy, nếu bạn chỉ có thời gian làm việc vào buổi tối, Freelance sẽ là hình thức làm việc phù hợp với bạn đấy!
Chủ động kiểm soát công việc: Freelancer sẽ nhận yêu cầu công việc cụ thể từ khách hàng. Do đó, bạn được toàn quyền quyết định khối lượng công việc mình sẽ thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng không phải chịu ràng buộc về trách nhiệm hay nghĩa vụ với đồng nghiệp hay cấp trên trong quá trình làm việc.
3.2. Cơ hội phát triển bản thân rộng mở
Cơ hội thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Ngày nay, các công ty thường có xu thế thuê ngoài các freelancer thực hiện những công việc, hoặc dự án ngắn hạn. Do đó, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội được học hỏi thêm ở các lĩnh vực đa dạng. Từ đó, bạn không chỉ trau dồi về kiến thức và kỹ năng làm việc, mà còn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý giá khác.
Có nhiều môi trường để cải thiện kỹ năng: Là một freelancer, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều dạng công việc, cũng như thực hiện nhiều yêu cầu khác nhau từ các công ty. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm cơ hội được thử sức mà còn phát triển các kỹ năng mới trong quá trình tự học, tự làm. Một điểm cộng rất lớn giúp bạn tích lũy thêm nhiều bài học kinh nghiệm.
Mở rộng mối quan hệ, tạo dựng cơ hội phát triển: Trong quá trình làm Freelance, bạn sẽ được hợp tác với rất nhiều khách hàng khác nhau. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn kết nối với rất nhiều doanh nghiệp, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những mối quan hệ bạn tạo dựng trong thời gian làm Freelance sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình tìm việc và phát triển sau này.
4. Thách thức với nghề Freelancer
4.1. Khó khăn về tài chính, phúc lợi
Thu nhập không ổn định: Vì tính chất công việc tự do nên Freelancer sẽ không có mức lương cố định hàng tháng như nhân viên văn phòng. Việc này có thể thúc đẩy Freelancer làm việc chăm chỉ để kiếm thu nhập cao. Tuy nhiên cũng là con dao hai lưỡi khi Freelancer buộc phải liên tục tìm kiếm công việc để duy trì nguồn thu nhập. Chỉ cần dừng làm việc ngày nào là Freelancer sẽ mất thu nhập ngày đó.
Không có các quyền lợi khi làm việc: Khác với nhân viên đi làm toàn thời gian tại các công ty được hưởng một số quyền lợi và trợ cấp nhất định như tiền xăng đi lại, thưởng doanh thu. Freelancer hiếm khi nhận được trợ cấp từ công ty. Bản thân vị trí Freelancer cũng không nằm trong danh sách nhân viên của doanh nghiệp nên chắc chắn cũng không được hưởng BHXH.
4.2. Trở ngại về tinh thần
Đòi hỏi kỷ luật và tự giác cao: Do tính chất công việc tự do không bị giám sát nên freelancer đôi khi bị mất tập trung. Một freelancer chuyên nghiệp cần phải có tính kỷ luật cũng sự tự giác cao trong công việc, biết quản ý công việc và phân chia thời gian làm việc thành nhiều task nhỏ nhằm hoàn thành đúng mục tiêu đề ra.
Đối mặt với sự cô đơn trong công việc: Freelancer phải dành đa phần thời gian làm việc một mình. Vậy nên, sẽ có không ít những lần bạn cần cảm thấy cô đơn, thiếu kết nối với những người xung quanh. Hoặc đơn giản là nhớ cảm giác trò chuyện cũng đồng nghiệp
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà bạn cần biết trước khi bắt đầu “dấn thân” vào các công việc Freelance. Thông qua bài viết này, hi vọng mỗi bạn đều có thể thấy được các ưu, nhược điểm khi từ bỏ công việc văn phòng và bắt đầu làm Freelance. Với những thông tin trên, chắc hẳn mỗi bạn đều đã có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Có nên làm Freelancer?”
Đọc thêm:
Tổng hợp các nghề freelancer dành cho người không có kinh nghiệm
Freelancer là gì? Làm sao để kiếm tiền khi làm freelancer online?