Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi tuyển CTV là gì?

Vị trí CTV dù không phải một nhân viên chính thức trong doanh nghiệp nhưng vẫn có thể mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Với lợi thế về sự linh hoạt, kỹ năng chuyên môn và góc nhìn rộng mở trong công việc, nhiều doanh nghiệp đã và đang dần dần thay thế các vị trí cố định bằng các CTV chuyên nghiệp có chuyên môn cao trong công việc. Vậy doanh nghiệp nào phù hợp với vị trí CTV? Một số lưu ý khi tuyển CTV là gì? Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé

Tuyển CTV là gì? Những điều bạn cần biết về vị trí CTV

Tuyển CTV là tuyển dụng các vị trí làm việc tự do, cộng tác với doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hoặc một dự án nhất định. Vị trí này không thuộc biên chế chính thức của doanh nghiệp nên không có tên trong sơ đồ nhân sự của công ty, mà chỉ hợp tác trong ngắn hạn và làm việc theo thỏa thuận giữa hai bên.

Đôi nét về vị trí CTV trong doanh nghiệp

CTV (Collaborator), là kết hợp của hai từ cộng tác và viên (người giữ một chức vụ nào đó). 

Vị trí CTV thường rất linh động về mặt thời gian, không bị gò bó về hình thức làm việc và cũng không phải tuân thủ các quy định của công ty dành cho nhân viên chính thức. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là CTV sẽ không được tiếp cận với văn hóa doanh nghiệp và gần như không thể xây dựng mối liên kết với Công ty hay đồng nghiệp.

Tuyển CTV là gì? Đôi nét về vị trí CTV
Các vị trí cộng tác viên không bị gò bó bởi thời gian và không gian làm việc

Với tính chất làm việc tự do, hiện đang có hai hình thức phổ biến sau được các doanh nghiệp áp dụng dành cho vị trí này:

– Làm việc remote: CTV làm việc từ xa, nhân viên không cần phải có mặt tại văn phòng hoặc chấm công ghi nhận. Kết quả công việc sẽ hoàn toàn được đánh giá dựa trên sản phẩm cuối cùng. Vậy nên, CTV có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần nơi đó có một chiếc laptop cùng với kết nối mạng

– Làm việc trực tiếp: CTV cũng có thể làm việc trực tiếp tại trụ sở của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian làm việc của CTV sẽ được rút ngắn hơn nhiều lần, tối thiểu là vài buổi trong tuần dựa trên thời gian rảnh của CTV và yêu cầu của doanh nghiệp.

Một số công việc phù hợp với việc tuyển CTV là gì?

Vậy những lĩnh vực phù hợp với việc tuyển CTV là gì? Cộng tác viên có thể làm việc trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, các bạn CTV có nhiều kinh nghiệm có thể cân rất nhiều các đầu công việc khác nhau theo yêu cầu từ nhà tuyển dụng.

Do đó, gần như mọi lĩnh vực đều có thể tuyển CTV, chỉ cần khách hàng có nhu cầu, gần như đều có thể tuyển ít nhất một vị trí cộng tác để xử lý các đầu công việc tương ứng.

Các công việc phù hợp với việc tuyển CTV là gì?
Doanh nghiệp có thể tuyển một số lượng lớn CTV với nhiều vị trí khác nhau

Theo số liệu ghi nhận từ trang vLance – sàn việc làm Freelancer hàng đầu Việt Nam, các công việc phổ biến nhất của cộng tác viên là:

1. CTV Viết lách – Dịch thuật

Đây là lĩnh vực có số lượng Freelancer làm việc đông đảo và không bao giờ phải lo về vấn đề nguồn cung nhân lực. Các công việc được tuyển dụng thường xuyên bao gồm viết bài SEO đăng website, copywriting, viết bài blog, lên kế hoạch và sản xuất nội dung trên mạng xã hội, dịch bài,… Mức thù lao trung bình của các CTV viểt lách dao động từ 500.000đ – 10.000.000đ.

2. Cộng tác viên Thiết kế Đồ họa

Nghệ thuật thiết kế đồ họa ngày càng trở nên quan trọng trong việc thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp có thể tuyển những vị trí CTV có kỹ năng thiết kế đẹp, sáng tạo. Nhằm tạo ra hình ảnh, biểu trưng, và nội dung đồ họa cho các doanh nghiệp.

3. Cộng tác viên Quảng cáo trực tuyến

Thông thường, các doanh nghiệp đều có những vị trí chạy ads chuyên sâu trong bộ máy nội bộ. Tuy nhiên, nếu kế hoạch chạy và phân bổ ngân sách không hiệu quả. Bạn có thể tìm tới các CTV có kinh nghiệm trong việc tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads, Instagram Ads để tối ưu các chiến dịch quảng cáo hiện tại.

4. Cộng tác viên Lập trình

Sự phát triển của công nghệ yêu cầu nguồn nhân lực lập trình linh hoạt. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tìm tới các vị trí CTV để hỗ trợ lập trình web, dựng ứng dụng và hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật. Các CTV có chuyên môn cao cũng nhiều cơ hội cộng tác hơn trong các dự án công nghệ.

5. Cộng tác viên bán hàng

Vào các giai đoạn khó khăn hoặc cần tăng trưởng doanh thu, doanh nghiệp thường tìm tới các vị trí cộng tác để mở rộng đối tượng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ. Khi đó, các CTV bán hàng sẽ có vai trò tìm kiếm các khách hàng mới, giới thiệu sản phẩm và chốt đơn hàng.

6. Cộng tác viên tuyển dụng

Một công việc có tính thời vụ, đặc biệt là vào khoảng những quý đầu năm khi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tăng cao. Bạn có thể thuê các vị trí CTV tuyển dụng để hỗ trợ tìm kiếm ứng viên mới thông qua các nền tảng mạng xã hội, hội nhóm và các mối quan hệ. Đây là cách gia tăng hồ sơ ứng tuyển đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

> Đọc thêm: Các nghề freelancer hot được tuyển dụng nhiều

Thời điểm nào nên tuyển CTV ? Tuyển CTV ở đâu?

Tuyển dụng Cộng tác viên (CTV) là một quyết định chiến lược có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong các tình huống và giai đoạn cụ thể. Một trong những lợi ích lớn nhất là tính linh hoạt mà CTV mang lại.

Doanh nghiệp tuyển CTV ở đâu?

Nhà tuyển dụng có thể tận dụng nhiều kênh thông tin khác nhau như mạng xã hội hay các nhóm chat để tìm kiếm các ứng viên phù hợp. Tuy nhiên, các website tuyển dụng vẫn là địa chỉ tuyển dụng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất. Theo đó, TOP 6 website tuyển dụng CTV uy tín nhất hiện nay là:

Website Phân loại
vLance.vn Sàn việc làm Freelancer hàng đầu Việt Nam
TopCV Nền tảng công nghệ tuyển dụng
Glints Nền tảng tuyển dụng trực tuyến bắt nguồn từ mô hình mạng xã hội cho sinh viên
CareerViet Mạng việc làm quốc chuyên biệt cho người Việt
Ybox Kênh thông Tin của sinh viên Việt Nam
VietnamWorks Đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cho người có nhiều kinh nghiệm

Khi nào doanh nghiệp nên tuyển CTV?

Khi doanh nghiệp cần giải quyết task trong thời gian ngắn hạn

Khi doanh nghiệp đối diện với dự án ngắn hạn hoặc đỉnh điểm công việc, việc tuyển CTV giúp giải quyết nhanh chóng mà không làm tăng chi phí cố định. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sự kiện có thể tuyển CTV chuyên về quảng cáo sự kiện để đảm bảo chiến dịch quảng bá được triển khai một cách hiệu quả, mà không cần mở rộng đội ngũ nhân viên cố định.

Thời điểm cần tuyển CTV là gì?
Doanh nghiệp tuyển CTV để giải quyết task ngắn hạn mà không cần mất thời gian training

Một yếu tố quan trọng khác là khi doanh nghiệp cần sự chuyên nghiệp và kiến thức chuyên sâu từ các lĩnh vực khác nhau. CTV chuyên gia có thể mang lại lợi ích lớn trong việc giải quyết các thách thức đặc biệt mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Chẳng hạn, trong lĩnh vực công nghệ, tuyển CTV lập trình viên có kỹ năng cụ thể cho một dự án cụ thể có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Khi doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân viên chính thức

Bạn không nghe nhầm đâu, nhiều doanh nghiệp tuyển CTV khi muốn tuyển dụng một nhóm nhân sự chính thức. Khi đó, doanh nghiệp có thể thử nghiệm hiệu suất làm việc của một nhóm trước khi thực hiện tuyển dụng chính thức. Việc tuyển CTV ở giai đoạn này giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng và sự phù hợp của họ với môi trường làm việc cụ thể của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cân nhắc tuyển CTV khi muốn mở rọng quy mô nhân sự
Doanh nghiệp cân nhắc tuyển CTV khi muốn mở rọng quy mô nhân sự

Lấy ví dụ với lĩnh vực tiếp thị nội dung, việc có một CTV chuyên nghiệp có thể tham gia vào một chiến dịch cụ thể giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất và tương tác của nội dung trước khi quyết định mở rộng quy mô phòng ban..

Tóm lại, việc tuyển dụng CTV có thể là một chiến lược linh hoạt và hiệu quả trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi doanh nghiệp đối mặt với nhu cầu công việc ngắn hạn, muốn sử dụng kỹ năng chuyên sâu, hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm sự phát triển.

Cần lưu ý gì khi tuyển CTV trong doanh nghiệp?

Khi tuyển Cộng tác viên (CTV) trong doanh nghiệp, có một số điều quan trọng cần lưu ý để đảm bảo quá trình tuyển chọn diễn ra hiệu quả và mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp. Một trong những điểm chính cần xem xét là sự phù hợp về kỹ năng và kinh nghiệm của CTV với công việc cụ thể mà doanh nghiệp đang cần.

Xác định rõ mục tiêu khi tuyển dụng CTV

Việc định rõ mục tiêu công việc và yêu cầu cụ thể là quan trọng để tìm kiếm CTV có kỹ năng chính xác. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp cần một CTV chuyên về quảng cáo trực tuyến, việc tìm kiếm người có kinh nghiệm trong việc quản lý chiến dịch Google Ads hoặc Facebook Ads sẽ giúp đảm bảo hiệu suất cao.

Thêm vào đó, đối với các dự án đặc biệt, quá trình tuyển CTV nên dựa trên xem xét portofolio và công việc đã thực hiện trước đó của ứng viên. Việc này giúp đánh giá rõ ràng về khả năng thực hiện công việc, chất lượng công việc đã làm, và tính sáng tạo của CTV. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp muốn tìm CTV thiết kế đồ họa, việc xem xét portofolio sẽ cho phép họ đánh giá kỹ năng thiết kế và phong cách của ứng viên.

> Đọc thêm: Muốn tuyển cộng tác viên nhanh và chất, đừng bỏ qua bài này

Cần lập hợp đồng lao động khi làm việc với CTV

Cũng quan trọng là xác định rõ hợp đồng lao động và điều kiện làm việc từ trước để tránh những hiểu lầm sau này. Điều này bao gồm cả mức thù lao, thời gian làm việc, và các điều khoản khác. Một ví dụ cụ thể có thể là việc xác định rõ ràng số lượng giờ làm việc của CTV mỗi tuần để tránh tình trạng không hiểu đúng về cam kết thời gian.

Lưu ý khi tuyển CTV là gì: ký hợp đồng rõ ràng
Cần thiết lập & ký hợp đồng rõ ràng với CTV

Cuối cùng, tạo một quy trình theo dõi và đánh giá hiệu suất của CTV là quan trọng để đảm bảo rằng họ đang đóng góp đáng kể cho dự án hoặc doanh nghiệp. Điều này có thể bao gồm việc đặt mục tiêu cụ thể, theo dõi tiến độ, và thực hiện đánh giá định kỳ để đảm bảo sự linh hoạt và hiệu suất trong quá trình làm việc với CTV.

Tóm lại, việc tuyển CTV đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đối với phù hợp với yêu cầu công việc, xem xét portofolio, xác định rõ hợp đồng lao động, và thiết lập quy trình theo dõi hiệu suất để đảm bảo sự thành công trong việc hợp tác với CTV.

Content Specialist
Xin chào mọi người, mình là Việt Thắng, cây bút với 05 năm kinh nghiệm tại vị trí Content Marketing. Lĩnh vực chuyên môn của mình là Truyền thông, Marketing và Quảng cáo. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!
Xem tất cả bài viết

Bạn cần thuê người làm việc hoặc là freelancer đang tìm việc, hãy gọi hoặc gửi thư cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Số điện thoại hỗ trợ: 024.6684.1818

Email hotro@vlance.vn

Hoặc tìm việc trực tiếp tại: https://www.vlance.vn/