nNCó phải công ty của bạn đang bế tắc khi telesale thực phẩm chức năng tốn chi phí và thời gian nhưng tỷ lệ chốt đơn quá thấp. Lý do chính là vì bạn chưa có đủ những kỹ năng để hiểu và nắm bắt được tình trạng, tâm lý của khách hàng. Cùng khám phá những thông tin bổ ích của bài viết dưới đây để tăng tỷ lệ chốt đơn đến 75% nhé!
Bài viết có gì?
I. Telesale là gì?
Đây là hình thức tiếp thị sản phẩm qua điện thoại. Người đảm nhận vị trí telesale sẽ gọi điện tới những khách hàng tiềm năng và giới thiệu cũng như tư vấn cho họ về sản phẩm mà công ty mình đang cung cấp.
II. 5 kĩ năng mà Telesale cần phải có
1. Kỹ năng chào hỏi
Chào hỏi chỉ câu nói mở đầu cuộc hội thoại, đâu phải một kĩ năng đâu mà cần trau dồi? Tuy nhiên, cuộc hội thoại có được tiếp tục diễn ra hay không phần lớn là phụ thuộc vào lời chào, lời mở đầu. Lời chào hỏi chính là ấn tượng đầu tiên. Sẽ chẳng ai muốn tiếp tục cuộc hội thoại khi có ấn tượng xấu cả.
Khi chào hỏi với khách hàng tiềm năng, tuyệt đối không được gọi họ là “em” khi họ chưa yêu cầu. Thông thường khách hàng mục tiêu của ngành hàng thực phẩm chức năng là những người đã đi làm hoặc người cao tuổi. Vậy nên, việc gọi họ là “em” sẽ khiến khách hàng cảm thấy mình không được tôn trọng.
2. Hiểu về sản phẩm – luôn sẵn sàng
Hãy đảm bảo rằng mình luôn nắm rõ mọi thông tin về sản phẩm. Hãy tìm hiểu thật hiểu thật rõ về tính năng, giá thành, đơn vị cung cấp về sản phẩm mà mình đang tư vấn. Đừng để tình trạng khách hàng đặt ra câu hỏi, rồi mới đi tìm thông tin. Điều này khiến mất thời gian của khách hàng và thể hiện rằng bạn chưa nắm rõ thông tin sản phẩm mình tư vấn. Đặt mình vào vị trí khách hàng, bạn có tin tưởng lời tư vấn từ một người đến thông tin sản phẩm còn không nắm rõ.
Để tránh tình trạng quên mất thông tin, hoặc trả lời câu hỏi của khách không lưu loát, hãy soạn câu trả lời mà khách hàng thường xuyện đặt ra.
Ví dụ, khách hàng thường đặt ra câu hỏi về thành phần và công dụng. Đây là những thông tin khá dài, khó nhớ và có tính chuyên môn cao. Hãy hỏi đơn vị sản xuất về công dụng của thành phần và ghi nó thành dạng câu trả lời. Làm cách này bạn sẽ đưa ra được những thông tin chính xác và nhanh chóng nhất tới với khách hàng.
3. Kĩ năng thuyết phục
Đây là một trong những kĩ năng quan trọng mà một telesale cần phải có. Khả năng thuyết phục chính là kỹ năng mấu chốt “giúp bạn chốt đơn”. Thông thường khi vừa gọi điện khách hàng sẽ từ chối nghe những thông tin của bạn với lý do không quan tâm. Vậy việc khéo léo đưa ra cho họ những thông tin ưu đãi hay công dụng của sản phẩm sẽ giúp bạn khách hàng hững thú hơn với những thông tin mà bạn cung cấp.
Khi đã có được sự chú ý khách hàng, thì bạn cần phải đưa ra những tư vấn đúng trọng tâm, và thuyết phục về những giá trị thực phẩm chức năng có thể mang lại cho sức khỏe của họ.
4. Kỹ năng ghi chép
Telesale thực phẩm chức năng thì chỉ cần kĩ năng nói thôi chứ sao lại kĩ năng ghi chép? Nếu như bạn còn giữ quan điểm này thì đây có thể chính là lý do bạn không mãi vẫn chưa tăng được doanh số. Việc tập luyện cho mình kỹ năng ghi chép giúp nhưng thông tin về sở thích, hành vi tiêu dùng của khách hàng sẽ được lưu lại.
Việc này giúp cho những lần tư vấn tiếp theo nhanh chóng hơn khi bạn đã nắm được nhu cầu khách hàng. Việc bạn ghi nhớ được những nhu cầu, khó khăn của khách hàng sẽ luôn được họ đánh giá rất cao. Nó thể hiện sự quan tâm của bạn tới những vướng mắc của khách hàng, giúp cho mối quan hệ với khách hàng trở nên thân thiết hơn.
Ghi chép những thông tin của khách hàng còn giúp bạn xác định được nhu cầu, thói quen của họ. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và lên kế hoạch marketing nhắm tới họ.
5. Quản lý thời gian
Làm telesale thực phẩm chức năng đồng nghĩa với việc bạn sẽ gọi điện cho hàng khách hàng mỗi ngày. Việc sắp xếp thời gian biểu tốt giúp bạn đạt đủ kpi khách hàng cũng như nắm được những khách hàng mình đã liên hệ và lịch hẹn tư vấn.
Biết sắp xếp thời gian sẽ giúp bạn có thể tư vấn được hết cho những khách hàng có nhu cầu và quan tâm tới sản phẩm. Nếu như khả năng sắp xếp lịch trình tốt thì sẽ tránh được những tình trạng như sắp xếp lịch tư vấn trùng nhau hoặc bỏ quên lịch hẹn tư vấn của khách hàng.
Việc tự nhớ hàng chục lịch trình cho một ngày là rất khó. Vậy nên, bạn có thể lập một bảng kế hoạch trên excel giúp tiện theo dõi tiến độ công việc hơn cũng sắp xếp lịch hẹn tư vấn một cách khoa học, dễ dàng.
Đối với những telesale có lượng khách hàng lớn và không có đủ thời gian để sắp xếp dữ liệu, bạn có thể thuê những nhân viên nhập liệu theo thời vụ giúp bạn có được danh sách khách hàng hệ thống hơn. Tham khảo ngay Danh sách freelancer nhập liệu trên vLance.
Còn nếu bân khoăn có nên thuê Freelancer, hay về mức giá thuê sao cho hợp lý. Bài viết này dành cho bạn: Thuê freelancer có tiết kiệm? So sánh chi phí khi thuê freelancer
III. 4 nguyên tắc cho telesale thực phẩm chức năng giúp “chốt đơn” liền tay
1. Xử lý khi bị từ chối
Thông thường, khi gọi điện để tư vấn sẽ rất thường xuyên có tình trạng khách hàng từ chối và nói rằng mình không quan tâm hoặc đang bận. Dưới đây là cách xử lý 3 tình huống bị từ chối điển hình nhất.
1.1. Bị từ chối khi chưa đưa ra thông tin sản phẩm
Có rất nhiều trường hợp, khách hàng nói không quan tâm khi chưa biết thông tin sản phẩm. Trong trường hợp bạn đừng vội cúp máy mà hãy nói nhanh những đặc tính nổi bật của sản phẩm trong 7 giây. Tại sao lại là 7 giây? Sự tập trung và hứng thú của con người chỉ cao nhất trong 7 giây đầu. Vì vậy, hãy trình bày những công dụng trong 7 giây vàng. Việc đưa ra nhiều thông tin dài dòng có thể làm đối tượng khách hàng mục tiêu khó chịu và không nắm được những điểm quan trọng.
Nếu sau 7 giây giới thiệu sản phẩm mà họ vẫn không quan tâm thì bạn có thể thể dừng tư vấn và hẹn khi họ có nhu cầu. Đừng cố níu kéo khi họ thật sự không có nhu cầu, điều này gây ra sự khó chịu cho khách hàng và làm mất thời gian của bạn.
1.2. Bị từ chối khi khách hàng bận
Ở trường hợp này thì hãy hẹn họ một khung giờ khác và nhanh chóng kết thúc cuộc gọi. Việc cố tình tư vấn khi họ đang bận sẽ làm khách hàng không hài lòng và rất có thể họ sẽ cúp máy ngay lập tức, không hẹn lại lịch với bạn. Việc tư vấn ở một khung giờ phù hợp, sẽ giúp bạn tư vấn kĩ hơn cho khách và khách hàng cũng sẽ nghe tư vấn của bạn một cách tập trung hơn.
2. Đừng gọi liên tục
Một trong những điều tối kị khi làm telesale đó là “spam call” (gọi liên tục). Nhiệt tình là rất tốt nhưng gọi liên tục cho khách hàng là sai cách. Hãy chỉ gọi đúng vào lịch khách hàng đã hẹn bạn, nếu khách hàng hẹn những không đưa ra khung giờ cụ thể thì hãy nhắn tin hỏi họ có rảnh không hoặc gọi cho họ ngoài giờ hành chính.
Khi liên hệ nhưng khách hàng không bắt máy thì tuyệt đối không được gọi cho họ tới lần thứ 3 vì rất có thể họ đang có việc bận. Việc gọi liên tiếp sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị làm phiền và có thể chặn số của bạn.
3. Tư vấn nhanh, đánh vào những thông tin quan trọng
Hãy tập trung vào những thông tin quan trọng như công dụng, giá cả, ưu đãi, xuất xứ. Đừng mất thời gian quá lâu cho việc giới thiệu bản thân hay giới thiệu lịch sử hình thành doanh nghiệp, quy trình sản xuất trừ khi được khách hàng hỏi. Việc đưa ra những thông tin quan mấu chốt trước sẽ giúp khách hàng có hứng thú hơn với việc nghe bạn tư vấn.
IV. Tăng thu nhập với công việc Telesaler Freelance, tại sao không?
Với kinh nghiệm vốn có trong ngành, bạn đã bao giờ nghĩ tới việc làm Freelancer Telesale? Bởi đôi lúc, công việc chính không như ý muốn. Những việc làm thêm part-time hay Cộng tác viên sẽ giúp bạn “cứu cánh” thu nhập rõ rệt. Tại một số đơn vị nhỏ, danh sách tư vấn Khách hàng chưa lớn nhưng vẫn rất cần Telesale. Bạn hoàn toàn có thể nhận thêm công việc này cho ca tối đấy.
Đừng ngần ngại mà đến với vLance – sàn giao dịch việc làm hàng đầu cho Freelancer. Tại website này, mỗi ngày có hàng trăm đầu việc mới được khách hàng cung cấp. Chỉ cần thao tác Đăng ký tài khoản cực đơn giản. Bạn đã có thể tham gia Chào giá và liên hệ với Khách.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều các công việc liên quan tới tư vấn, chăm sóc khách hàng tại vLance. Bạn đừng bỏ lỡ nhé
Tìm hiểu thêm về vLance ư? Đọc ngay bài viết: vLance – Website đảm bảo nguồn thuê Freelancer chuyên môn – uy tín
V. Lời kết
Mong rằng với bài viết trên đây, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về telesale thực phẩm chức năng. Từ đó, giúp các công tác viên bán hàng hiệu quả hơn và tăng doanh số.
Các cộng tác viên chắc hẳn đã từng gặp khó khăn với việc những công việc không thuộc chuyên môn như quản lý dữ liệu khách hàng hay chạy quảng cáo. Để khắc phục tình trạng công việc kém hiệu quả, các cộng tác viên có thể thuê freelancer theo thời vụ để hỗ trợ mình trong những công việc không nằm trong chuyên môn của mình với mức chi phí vô cùng tiết kiệm.
Đăng tin tuyển dụng trên vLance để tìm kiếm các freelancer xử lý ngay những đầu việc của bạn.