Thực phẩm chức năng là dược phẩm có những điểm đặc thù riêng, chính vì vậy khi xây dựng fanpage/website sẽ không thu hút được nhiều tương tác. Các bạn seeding không chiến lược phù hợp, không có kịch bản hấp dẫn sẽ dẫn đến một cái nhìn sai về thực phẩm chức năng.
Vậy hãy đọc bài viết này để biết được seeding là gì, lợi ích, các giai đoạn, nguyên tắc và đặc biệt là những mẫu kịch bản “kinh điển” trong ngành thực phẩm chức năng
Bài viết có gì?
I. Seeding là gì?
Đối với Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) nếu như người làm không thực hiện seeding thì đã làm giảm đi 50% hiệu quả của hoạt động marketing. Seeding trong tiếng Anh dịch nghĩa ra đó chính là sự “gieo mầm”. Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản đó chính là bài viết của bạn nhận được nhiều lượt tương tác khi đăng trên forum/facebook. Mục đích của seeding chính là tạo ra hiệu ứng đám đông để gia tăng hơn sự tin tưởng của khách hàng đến với bạn.
Internet là một môi trường rất đa dạng, nơi đây có thể giúp các seeder chia sẻ thông điệp của seeding marketing tại các diễn đàn, các website, blog các mạng xã hội, tạo nên dư luận đảm bảo thông tin lôi kéo được sự quan tâm của nhiều người dùng khác nhau. Từ việc làm này có thể “gieo mầm” được các thông điệp, mang lại nhiều lợi ích cho thương hiệu của mình.
II. Vai trò của seeding
Seeding dần trở thành một trong những hình thức Marketing Online phổ biến và đem lại hiệu quả tương đối cao. Nếu như việc PR quảng cáo và đưa thông tin về sản phẩm một cách trực tiếp dễ gây ra sự khó chịu cho người dùng thì việc mà các seeder đưa người dùng tiếp cận với nguồn thông tin về sản phẩm lại là một cách làm vô cùng khéo léo và tự nhiên. Chính vì vậy, các khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng đón nhận và chủ động tìm hiểu nguồn tin để cuối cùng dẫn đến hành vi mua sắm.
III. Lợi ích của việc seeding trong ngành thực phẩm chức năng
Trong việc kinh doanh seeding là vô cùng cần thiết, nó tạo ra niềm tin, hiệu ứng mua sắm cho khách hàng. Seeding cũng được coi là một nghệ thuật kinh doanh. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào không thực hiện seeding đều không thể phát huy hết hiệu quả của chiến dịch marketing ban đầu.
Cùng vLance tìm hiểu thêm những lợi ích khi seeding ngành thực phẩm chức năng như sau:
- Thu hút người dùng, đề cập những thông tin và lồng ghép những sản phẩm thực phẩm chức năng đến với khách hàng.
- Khuyến khích trao đổi, kích thích khách hàng tăng khả năng lan truyền, tạo cho họ niềm tin, tăng nhận thức và chuyển hóa thành hành vi mua sắm.
- Tăng tính nhận diện thương hiệu thực phẩm chức năng tới khách hàng giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn mỗi khi quan tâm đến thực phẩm chức năng.
- Tăng khả năng tìm kiếm thương hiệu nhanh hơn, đơn giản và thuận lợi giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận đến những sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tạo nguồn backlink chất lượng, để đem lại giá trị cao làm tài nguyên cho công việc SEO của công ty.
IV. Các giai đoạn trong chiến dịch seeding
1. Mô hình AISAS
Seeding dựa trên mô hình AISAS, một mô hình theo dõi hành vi khách hàng do Dentsu tạo ra và được các seeder sử dụng rộng rãi ngày nay. AISAS là mô hình giúp giải thích và phân tích hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số internet.
AISAS là tên viết tắt của:
- Attention (Gây chú ý);
- Interest (Tạo ấn tượng);
- Search (Tra cứu tìm kiếm thông tin);
- Action (Hành động);
- Share (Chia sẻ).
2. Những giai đoạn trong quy trình seeding chuẩn
Giai đoạn 1: Tạo độ nhận diện
Đối với mọi sản phẩm thực phẩm chức năng, giai đoạn đầu tiên có mục đích để càng nhiều người biết đến càng tốt. Bởi vậy, lúc này là tạo độ phủ, bạn cần làm các hoạt động để gây được sự chú ý với khách hàng. Giai đoạn này thường sẽ áp dụng cho những sản phẩm mới ra mắt thị trường. Do đó, seeding phải có nội dung kích thích sự tò mò của khách hàng đối với sản phẩm. Tuy nhiên nếu như làm lố giai đoạn này thì sẽ dẫn đến sự khó chịu của khách hàng đối với sản phẩm.
Giai đoạn 2: Gia tăng cảm xúc
Đây là một giai đoạn cũng không kém phần quan trọng trong seeding. Đối với giai đoạn này các seeder thường lựa chọn sử dụng các cuộc đối thoại, thảo luận xoay quanh thương hiệu và từ đó dẫn dắt đến các lợi ích của thương hiệu. Lựa chọn được cho là hiệu quả để lấy được niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu mà vLance muốn gợi ý cho bạn đấy chính là tạo bài viết cảm nhận về thương hiệu của mình để lấy được sự đồng cảm của khách hàng.
Giai đoạn 3: Hành động trực tiếp
Giai đoạn cuối cùng này chính là giai đoạn quyết định để chuyển đổi hành vi mua sắm của khách hàng và dẫn đến “chốt đơn”. Điều này có nghĩa là các seeder đã gây dựng được niềm tin với khách hàng, giúp họ có được những nhận thức nhất định về thương hiệu, dẫn đến hành động share hoặc mua hàng. Theo thống kê cho thấy, share chính là hoạt động chủ yếu của giai đoạn này. Và việc làm này góp phần không nhỏ, giúp tăng lượt tìm kiếm trên google, đẩy từ khóa lên top.
V. Những nguyên tắc “vàng” trong seeding là gì?
1. Seeding mà như không seeding
Khách hàng của chúng ta hiện nay đều là những người dùng thông minh, bởi vậy họ sẽ luôn có sự “cảnh giác” khi đọc và tìm hiểu các thông tin trên internet. Bên cạnh đó người quản lý forum cũng không thích bạn quá vô tư mà quảng cáo trên diễn đàn của họ. Vì vậy, seeding cần đảm bảo được sự tự nhiên và khéo léo.
Hiện nay đã có rất nhiều freelancer chuyên nghiệp giúp mang những sản phẩm của bạn tới gần khách hàng hơn. Tham khảo ngay Danh sách freelancer seeding trên vLance để có thêm nhân lực chuyên nghiệp hỗ trợ với mức chi phí tối ưu nhất.
Đọc ngay Mẹo tìm freelancer kinh nghiệm để tìm ra những freelancer chất lượng nhất cho chiến dịch seeding của bạn.
2. Tranh luận không phải tranh cãi
Để thu hút sự quan tâm của khách hàng, trong kịch bản forum seeding nhất định phải có các yếu tố gây tranh luận. Những yếu tố đó có thể là các giải thuyết hoặc những nghi ngờ mà nhiều khách hàng tò mò về chúng. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế số lượng backlink đặt trong bài viết. Kinh nghiệm cho thấy không nên để quá 3 backlink và phải nhấn mạnh về thương hiệu.
3. Sắp xếp và quản lý khủng hoảng
Khi bạn “trà trộn” vào thị trường để tạo nên dư luận thì đây cũng chính là “con dao hai lưỡi” có thể làm cho dư luận đổ dồn lại khủng hoảng thương hiệu của chính bạn. Vì môi trường internet là một môi trường mở, tất cả mọi người đều có thể bình luận và dễ gây ra tranh cãi làm cho dư luận không đi theo một chiều như ban đầu mà bạn mong muốn. Chính bởi đó, bạn cần phải luôn trong tâm lý sẵn sàng xử lý khủng hoảng, khi tạo ra dư luận bạn cần phải có dự trù rủi ro cho dư luận đó chứ đừng đợi “mất bò mới lo làm chuồng”.
VI. Mẫu kịch bản seeding “kinh điển” trong ngành thực phẩm chức năng
1. Kịch bản có nội dung tâm sự
Là dạng kịch bản seeding theo kiểu bạn sẽ sử dụng một nick để đăng bài chia sẻ về bản thân sau đó khéo léo PR sản phẩm thực phẩm chức năng của doanh nghiệp.
Ví dụ: bạn đăng một bài viết kể về câu chuyện mẹ của bạn thường xuyên bị đau đầu sau đó thì đã ăn ngon ngủ tốt hơn nhờ sử dụng thực phẩm chức năng bổ não của công ty.
Ưu điểm:
- Dạng bài viết này đánh trúng tâm lý khách hàng nên đạt hiệu quả cực cao nếu người dùng dừng lại đọc bài.
- Tạo nên sự tò mò và hấp dẫn người đọc.
Nhược điểm:
- Phải khéo léo và đầu tư vào nội dung chia sẻ để nó được tự nhiên nhất có thể.
- Bài viết chia sẻ nên sẽ khá tốn thời gian viết lách.
2. Kịch bản chứa nội dung review
Ở kịch bản này seeder sẽ sử dụng một nick để hỏi trực tiếp công ty về sản phẩm thực phẩm chức năng sau đó chụp màn hình lại và review lên các hội nhóm.
Đối với dạng kịch bản seeding này, ở phần comment các seeder sẽ phải đa dạng hình thức seeding như là tag bạn bè vào để đặt hàng hoặc là comment ủng hộ, đồng quan điểm.
Ưu điểm:
- Là dạng bài review nên sẽ dễ thu hút người đọc.
- Mang tính khách quan nên nếu có người quan tâm thì sẽ tham gia vào comment hỏi phía dưới, từ đó bạn có thể dễ dàng tìm ra được khách hàng tiềm năng và chốt đơn.
Nhược điểm:
- Dạng bài viết này tương đối nhiều nên nếu viết bài không khéo thì sẽ lộ quảng cáo và không đem lại hiệu quả.
- Cần tìm tòi ảnh tư liệu đi kèm và mô tả chân thực nhất có thể qua bức ảnh đó.
3. Kịch bản với nội dung tâm sự chia sẻ kiến thức/kinh nghiệm
Về cơ bản loại kịch bản này cũng tương đối giống với kịch bản review, nhưng đi theo dạng kịch bản này sẽ hướng đến những kiến thức về sự trải nghiệm của bản thân nhiều hơn. Thường thì loại kịch bản này sẽ có nội dung 80% là chia sẻ kiến thức thực tế và 20% còn lại là review, dẫn link sản phẩm thực phẩm chức năng của doanh nghiệp.
Ưu điểm:
- Do là loại kịch bản cung cấp kinh nghiệm nên sẽ cực kỳ nhiều khách hàng tiềm năng.
- Mang tính chất khách quan nên cũng dễ dàng chốt đơn nếu có người comment hỏi.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi tác giả cần có lượng kiến thức sâu rộng để có thể chia sẻ một cách chân thực nhất.
4. Kịch bản seeding kiểu hỏi – đáp
Là dạng kịch bản seeding mà các bạn sẽ dùng một nick seeding để đăng bài hỏi sau đó dùng nick khác để comment dẫn dắt về trang bán hàng của mình. Sử dụng các nick ảo vào hỏi giá, hỏi về tác dụng của sản phẩm, hỏi về địa chỉ mua hàng,….
Ưu điểm:
- Do là dạng bài hỏi đáp nên một ngày có thể đăng hỏi rất nhiều mà không sợ bị trùng lặp.
- Người đọc cũng sẽ dễ bị thu hút bởi các câu hỏi ngắn gây sự tò mò, và bài viết dạng câu hỏi cũng có thể đăng nhiều ở các group khác nhau.
Nhược điểm:
- Dạng kịch bản này cần số lượng comment dẫn dắt nhiều để tăng tương tác và đẩy bài nên sẽ phù hợp với một nhóm cùng làm.
5. Kịch bản mang nội dung ”đánh lạc hướng”
Ở loại kịch bản này, các seeder sẽ sử dụng hai nội dung khác nhau trong cùng một bài viết.
Ví dụ: đăng ảnh về khu du lịch nhưng nội dung viết về review sản phẩm mà bản thân dùng để trở nên đẹp da.
Ưu điểm:
- Dễ thu hút người xem vì tính chất giải trí cao.
- Đề tài đa dạng dễ tìm ý tưởng và dễ lách luật để đăng trong các group.
Nhược điểm:
- Cần một số lượng comment dẫn dắt lớn để đánh lạc hướng khách hàng.
- Cần đầu tư vào nội dung và tìm kiếm hình ảnh rất kỹ càng.
- Giọng văn comment cũng phải thật tự nhiên, tránh dẫn dắt lộ liễu quá dẫn đến bị xóa bài, kick khỏi group.
VII. Đảm bảo seeding “chuẩn” ngành Thực phẩm chức năng, có nên thuê ngoài nhân sự?
Những nhân sự cá nhân bên ngoài, có kinh nghiệm quản lý và hoạt động fanpage/ website chắc chắn cũng sở hữu kỹ năng seeding “thượng thừa”. Bởi vậy, thay vì mất thời gian tự loay hoay lên bài seeding. Sao bạn không lựa chọn thuê ngoài Freelancer với mức giá hợp lý.
Tham khảo ngay ngân sách cơ bản khi thuê Freelancer, Khách đưa giá tốt – Nhanh xong việc: Cập nhật mới nhất mức phí cho việc thuê freelancer tại Việt Nam
Nếu còn lo lắng Freelancer không hiểu Thực phẩm chức năng bên mình. Bạn hoàn toàn có thể trao đổi, viết rõ thông tin sản phẩm để Freelancer áp dụng kỹ năng tốt hơn đó. Không những vậy, khi tìm các Seeder Freelance tại vlance.vn, bạn có thể tham khảo Danh sách Gói dịch vụ. Tại đây, các Freelancer đã cung cấp dịch vụ của mình trọn gói. Bao gồm mô tả, chi phí tới các dịch vụ kèm theo…
Như vậy, khách hàng không những có thêm mô hình tuyển người hữu ich. Mà còn tiết kiệm rất nhiều thời gian mò mẫm, trao đổi vô ích với ứng viên.
VIII. Kết luận
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của vLance về chiến lược seeding hiệu quả cho ngành thực phẩm chức năng. Seeding là một trong những hình thức giúp tăng tương tác một cách vô cùng hiệu quả và tức thì. Để xây dựng một chiến dịch seeding thật thành công thì không thể thiếu đội ngũ seeding chuyên nghiệp.
Bắt đầu Đăng tin tuyển dụng để có cơ hội hợp tác cùng những freelancer chuyên nghiệp ngay thôi!