Đi trên một con phố, cứ cách vài chục mét lại thấy một cửa hàng quần áo. Với sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng, giá cả thì thời trang ngày càng trở thành một lĩnh vực cạnh tranh. Để có thể tồn tại và phát triển trong lĩnh vực này, ngoài chất lượng sản phẩm thì một chiến lược marketing thông minh là không thể thiếu. Trong bài viết này, vLance sẽ chia bí quyết để xây dựng một chiến lược marketing cho shop thời trang giúp nắm bắt tốt tâm lý khách hàng.
Hãy cùng theo dõi nhé!
Bài viết có gì?
I. Xác định khách hàng mục tiêu
Mỗi phân khúc sản phẩm phẩm sẽ có đối tượng khách hàng riêng. Phụ thuộc vào ba yếu tố dưới đây, bạn sẽ dễ dàng khoanh vùng chính đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm mình đang cung cấp.
1. Nhân khẩu học
Nhân khẩu học là quá trình thu thập những thông tin liên quan đặc điểm về tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập. Từ đó hiểu hơn về đối tượng đang hướng tới
1.1. Tuổi tác
Độ tuổi là yếu tố khá quan trọng là yếu tố khá lớn khi người mua cân nhắc lựa chọn sản phẩm thời trang. Ví dụ những người trẻ thường lựa chọn trang phục khỏe khoắn, cá tính. Người ở độ tuổi trung niên lại ưa chuộng những trang phục đơn giản nhã nhặn.
1.2. Giới tính
Bên cạnh tuổi tác thì giới tính cũng là có một phần ảnh hưởng tới các quyết định mua sắm. Phụ nữ có tần suất mua sắm cao hơn đàn ông. Họ cũng là những người tỉ mỉ quan tâm tới không chỉ kiểu dáng mà cả những chi tiết và yếu tố khác như chất vải, đường kim mũi chỉ. Trong khi đàn ông thì quan trọng tính thoải mái và tiện lợi của sản phẩm.
1.3. Mức thu nhập
Đây chính là yếu tố để xác định xem khách hàng có phù hợp với phân khúc sản phẩm của mình. Có một sự thật là thời trang thường không cạnh tranh bằng giá cả. Nếu như cạnh tranh bằng giá cả thì có lẽ những thương hiệu xa xỉ như: LV, Gucci, Vivienne Westwood đã không còn chỗ đứng trên thị trường. Những thương hiệu xa xỉ luôn giữ mức giá cao và số lượng sản phẩm giới hạn để đảm bảo tính giới hạn và cao cấp của sản phẩm. Những thương hiệu này hướng tới những khách hàng có mực thu nhập thuộc tầng lớp thượng lưu.
Ngược lại với thương hiệu cao cấp luôn đề cao tính giới hạn của sản phẩm, những hãng thời trang bình dân có sự cạnh tranh cao hơn và thường bán sản phẩm dựa theo xu thế và theo số lượng lớn. Phân khúc bình dân nhắm vào những người có mức thu nhập từ thấp-trung bình.
1.4. Vị trí địa lý
Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử thì khoảng cách địa lý không còn là trở ngại giữa khách hàng và các shop thời trang. Tuy nhiên vị trí địa lý ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết. Nếu thị trường chính của bạn là miền Nam mà quang năm bán áo rét thì rõ ràng là không hợp lý.
2. Tâm lý
Yếu tố tâm lý là những yêu tố liên quan tới sở thích và tính cách. Đây là yếu tố giúp bạn xác định chính xác hơn nữa nhu cầu và sở thích của khách hàng. Không phải vô cớ mà rất nhiều cửa hàng thời trang lại có một concept đồng nhất từ cách bài trí cửa hàng. Việc xây dựng concept nhất định giúp họ ghi dấu ấn tốt hơn và nhắm tới khách hàng cụ thể chính xác hơn.
3. Hành vi
Sau khi đã xác định hai yêu tố là tâm lý và nhân khẩu học. Yếu tố cuối cùng bạn cần cân nhắc khi khoanh vùng đối tượng mục tiêu là hành vi. Xác định hành vi bao gồm những yếu tố thói quen mua sắm, lịch sử mua hàng,… giúp bạn hiểu được khách hàng quan tâm tới những mặt hàng như thế nào.
II. Tầm quan trọng của marketing cho shop thời trang
Thị trường ngày càng phát triển, tính cạnh tranh theo đó mà cũng tăng lên. Chất lượng và giá cả không còn là hai yêu tố cạnh tranh duy nhất. Con người mua hàng vì dựa trên cả nhận thức và cảm xúc. Marketing giúp doanh nghiệp truyền tải những giá trị, thông điệp tới khách hàng và giúp xây dựng thương hiệu.
Kinh doanh thời ngày nay không chỉ đơn giản dừng lại ở sự mua bán, trao đổi hàng hóa. Nó còn là mối quan hệ, sự giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Chính vì thế, marketing đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng.
III. Cách xây dựng chiến dịch marketing shop thời trang
1. Chạy quảng cáo
Chạy quảng cáo là hình thức trả tiền cho nền tảng bạn muốn đăng tải quảng cáo của mình. Quảng cáo sau đó sẽ được chuyển tới những người dùng.
1.1. Các nền tảng chạy quảng cáo phù hợp với ngành hàng thời trang
Facebook ads
Theo thống kê của Napoleon Cat, Facebook có tới hơn 74 triệu người dùng và là một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam. Nền tảng này còn được sử dụng rộng rãi giữa nhiều lứa tuổi. Vì thế, nền tảng mạng xã hội này phù hợp để quảng cáo cho mặt hàng thời trang thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau.
Instagram ads
Tuy không được sử dụng nhiều bằng Facebook, nhưng Instagram được ưa chuông hơn bới giới trẻ. Chính vì vậy đây là một nền tảng “màu mỡ” cho nhưng thương hiệu hoặc cửa hàng thời trang cho người trẻ.
Sàn thương mại điện tử
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, làn sóng thương mại điện tử ngày càng phát triển vì tính tiện lợi của nó mang lại cho người tiêu dùng. Lợi dụng sẵn tâm lý muốn mua hàng của người dùng, việc chạy quảng trên các sàn thương mại điện tử có thể đem lại hiệu quả rất cao cho các shop thời trang.
1.2. Mẹo chạy quảng cáo hiệu quả:
- Mục tiêu cụ thể
Khi làm bất kì điều gì muốn thành công thì phải hiểu được mục tiêu của mình. Mục tiêu của bạn là gì? Tăng nhận diện, tương tác hay tăng doanh số,… Tùy vào giai đoạn nhận thức, cân nhắc và chuyển đổi bạn có thể xác định mục tiêu thích hợp.
Ví dụ, chiến dịch có vai trò quảng bá thương hiệu tới với người tiêu dùng thì có nghĩa chiến dịch đó đang nằm ở giai đoạn nhận thức. Vì thế mục tiêu khi chạy quảng cáo sẽ là tăng lượng tiếp cận người dùng đến với trang bán hàng của bạn. Xác định mục tiêu giúp bạn tiếp cận được khách hàng dễ dàng hơn và đạt mục tiêu đúng như kế hoạch đã định
- Hình ảnh bắt mắt
Đối với những mặt hàng liên quan tới tính thẩm mỹ như thời trang thì một triệu lời nói cũng không bằng một hình ảnh bắt mắt. Chính vì vậy hãy đầu tư vào hình ảnh sử dụng để chạy ads. Người dùng thường sẽ không có xu hương dừng lại bở chữ mà sẽ có xu hướng dừng lại bởi hình ảnh nhiều hơn.
- Tối ưu hóa nội dung
Nội dung quảng cáo cần phải đáp ứng được 3 yếu tố: thu hút, tăng giá trị sản phẩm và chuyển đổi người xem. Nội dung cần đi vào trọng tâm, những nội dung thu hút như giảm giá cần được đẩy lầ đầu và làm nổi bật. Độ dài từ 15 tới tối đa là 40 từ.
Tham khảo: Danh sách freelancers chạy ads
2. Influencer và Affiliate marketing
2.1. Influencer là ai?
Influencer hiểu đơn giản là những người có sức ảnh hưởng và có sức tác động nhất định lên quyết định mua của những người theo dõi. Họ là những người đón đầu và tạo ra các xu thế mới. So với những hình thức quảng cáo thông thường thì quảng cáo sản phẩm thông qua influencer tạo sự thiện cảm và kết nối tốt hơn đối với người xem.
2.2. Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing là hình thức tiếp thị liên kết là một hình thức marketing cho các shop thời trang rất thịnh hành gần đây. Cửa hàng thời trang của bạn sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp. Sẽ có những người giúp bạn phân phối sản phẩm và nhân được hoa hồng từ những sản phẩm họ đã bán.
Hiện nay hình thức tiếp thị liên kết phổ biến nhất là review sản phẩm. Các influencer sẽ review sản phẩm và gắn link dẫn tới gian hàng thương mại điện tử hoặc fanpage của bạn để người xem truy cập và mua hàng. Đây là một trong những phương pháp marketing đem lại hiệu quả cao cho shop thời trang.
3. Bộ nhận diện thương hiệu nổi bật
Bộ đại diện thương hiệu là những yếu tố hữu hình nhằm thay thương hiệu thời trang truyền tải thông điệp tới với khách hàng.
3.1. Logo ấn tượng
Logo có thể nói là gương mặt của shop thời trang. Chính vì vậy một logo cần phải làm nổi bật cá tính thương hiệu. Logo ấn tượng sẽ giúp khách ghi nhớ tốt hơn về thương hiệu thời trang của bạn và tăng độ nhận diện thương hiệu.
3.2. Bao bì chỉn chu
“Quà tặng không quan trọng bằng cách tặng”, khi mua một bộ quần áo cho dù chất lượng món hàng có tốt đến đâu nhưng cách gói hàng cẩu thả thì sẽ đem lại ấn tượng không tốt cho khách hàng.
Việc có hộp và túi đựng sản phẩm đẹp mắt có thể gián tiếp giúp sản phẩm tiếp cận được thêm những khách hàng tiềm năng. Thông thường, đối với những sản phẩm có bao bì đẹp, người mua thường có xu hướng feedback bằng cách chụp ảnh đăng lên trang cá nhân và tag tên cửa hàng/thương hiệu của bạn. Bằng cách này bạn có thể thêm được nền tảng marketing miễn phí cho shop thời trang.
Để có thể bộ bao bì ấn tượng, bắt mắt bạn có thuê các freelancer thiết kế theo dự án. Thuê freelancer có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo.
4. Website
Tại sao đã có fanpage trên các nền tảng mạng xã hội và gian hàng trên sàn thương mại điện tử mà vẫn cần website? Hầu hết những hãng thời trang lớn như: Zara, H&M, Uniqlo đều có trang web của riêng họ.
Nếu bạn muốn chuyên nghiệp hóa shop thời trang của mình và trở nên chủ động hơn thì việc phụ thuộc vào những nền tảng sẵn có là chưa đủ. Bạn nên có thêm một nền tảng riêng cho cửa hàng/thương hiệu của mình. Việc có website riêng giúp bạn chủ động tối ưu website của mình giúp thăng hạng trên kết quả tiềm kiếm giúp tiếp cận người dùng dễ dàng hơn.
Tham khảo ngay: danh sách freelancer chuyên lập trình và thiết kế website.
5. Xây dựng hình ảnh thương hiệu qua fanpage
Fanpage là một công cụ giúp đăng tải hình ảnh và cho phép bạn trao đổi và tư vấn trực tiếp với khách hàng. Việc sở hữu fanpage có nhiều lượt tương tác chính là một cách vô cùng hiệu quả để quảng cáo những sản phẩm của mình.
Dưới đây là cách để xây dựng fanpage thu hút:
Ảnh dại diện và ảnh bìa
Ảnh đại diện và ảnh bìa fanpage chính là những yêu tố của bộ nhận diện thương hiệu. Để đảm bảo tính chuyên nghiệp cho fanpage của mình hãy sử dụng ảnh đại diện và ảnh bìa gắn liền với thương hiệu và là ảnh do chính cửa hàng và thương hiệu thực hiện. Nên đặt logo làm ảnh đại diện vì kích thước nhỏ và hiển thị dạng hình tròn. Đối với ảnh bìa kích thước lớn khổ ngang, bạn có thể chọn ảnh từ chính các lookbook.
Để quản lý fanpage một cách chuyên nghiệp bạn có tìm kiếm những trợ thủ đắc lực tại danh sách freelancer chuyên quản lý fanpage.
Thường xuyên cập nhật nội dung
Để fanpage của mình luôn duy trì một lượng tương tác tốt hãy duy trì việc đăng bài một cách thường xuyên. Việc này giúp tần suất khách hàng thấy fanpage của bạn trên bảng tin cao hơn, khiến khách hàng được gợi nhớ về thương hiệu thời trang của bạn. Cập nhật nội dung thường xuyên cũng là một cách đễ thông báo với những người theo dõi rằng fanpage vẫn đang hoạt động giúp duy trì lượt thích và theo dõi
Đăng tải những nội dung liên quan tới thời trang
Fanpage phục vụ mục đích chính là đăng tải sản phẩm. Tuy nhiên, để kéo thêm lượng người theo dõi hãy xen kẽ một số nội dung liên quan tới những thông tin thời trang như: xu hướng phối đồ thu đông, những phụ kiện không thể thiếu trong tủ đồ,… Những bài viết về thời trang luôn là thuộc top một trong những chủ đề giải trí luôn được ưa chuộng. Vì vậy đừng bỏ lỡ “chiếc cần câu” tương tác này.
Phân tích tương tác & tối ưu
Hãy theo dõi những thống kê được Facebook Business cung cấp khoảng 2 tuần/lần. Việc này sẽ giúp bạn hiểu được tâm lý người theo dõi, họ quan tâm tới những thông tin nào. Từ đó tối ưu hóa nội dung trên fanpage và thu được lượng tương tác nhiều hơn.
IV. Lời kết
Thông qua bài viết, chúng ta đều có thể rằng việc xây dựng chiến dịch marketing cho shop thời trang, cũng như lựa chọn những phương pháp phù hợp không phải là điều đơn giản. Nhưng nó lại vô cùng cần thiết cho sự phát triển của một doanh nghiệp thời trang. vLance hi vong rằng qua bài viết các bạn đọc có thể hiểu hơn về cách thức marketing cho doanh nghiệp ngành thời trang. Từ đó có thể thu hút thêm khách hàng và nâng cao doanh số.
Đọc ngay hướng dẫn và bắt đầu đăng tin ngay trên vLance để có thêm sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các freelancer, giúp doanh nghiệp bạn xây dựng chiến dịch marketing đạt được hiệu quả cao.