5 điều kiện pháp lý đối với kinh doanh phẩm chức năng

Phải đáp ứng những điều kiện pháp lý gì để bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng hợp pháp? Đây chắc chắn là điều mà những ai muốn mở đại lý hoặc kinh doanh thực phẩm chức năng đều quan tâm. Hiểu được mối quan tâm này, vLance sẽ chia sẻ những thông tin về điều kiện cần thiết để các bạn có thể bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng.

Hãy cùng theo dõi nhé!

I. 5 điều kiện trong kinh doanh thực phẩm chức năng

1. Đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng

Cơ sở muốn kinh doanh thực phẩm chức năng có thể thành lập công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.

Khi muốn bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng, có hai hình thức doanh nghiệp. Hình thức thứ nhất, bạn có thể thành lập công ty dựa trên Luật Doanh nghiệp năm 2014. Hình thức thứ 2, bạn có thể đăng ký hộ kinh doanh kinh doanh cá thể – ngành kinh doanh thực phẩm chức năng.

Với những doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh đã thành lập và muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình sang thực phẩm chức năng thì có thể làm thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề.

2. Chứng nhận an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT, đối với một ngành mang tính đặc thù cao và liên quan tới sức khỏe người tiêu dùng như thực phẩm chức năng thì cần phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Hồ sơ để xin giấy chứng nhận bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
    a) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
    b) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

3. Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Trước khi được lưu hành, sản phẩm thực phẩm chức năng cần phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Các cơ sở kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng trước khi nhập khẩu. Tùy thuộc vào  loại thực phẩm chức năng mà cơ sở muốn nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa mà việc công bố sẽ khác nhau.

3.1. Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật

Đối với sản phẩm đã có quy chuẩn thì hồ sơ công bố cần có có những tài liệu sau:

3.2. Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật

Đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn thì hồ sơ công bố cần có 11 loại tài liệu sau:

1. Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP

 

2. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân)

3. Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp

4. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng do Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền/ độc lập được công nhận/nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.

Phiếu kết quả thử nghiệm sản phẩm bột rau má

5. Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

6. Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứnhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

Nhãn phụ thực phẩm chức năng

7. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

8. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định

9. Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương

10. Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố

12. Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ

Tham khảo ngay: danh sách chuyên gia pháp lý trên vLance

4. Kiểm tra an toàn đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu

Việc nhập khẩu các lô hàng thực phẩm chức năng vào Việt Nam phải trải qua giai đoạn kiểm tra an toàn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục kiểm tra đối với thực phẩm và thực phẩm chức năng nhập khẩu

4.1. Đăng ký kiểm tra

Hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn bao gồm các thành phần sau đây:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
  • Bản sao hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
  • Thông báo của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho phép được áp dụng phương thức kiểm tra giảm
  • Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm chức năng cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm;
  • Bản sao danh mục hàng hóa kèm theo
  • Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng: Vận đơn; Hóa đơn

4.2. Thủ tục nhập khẩu

Sau khi đạt chất lượng nhập khẩu, hãy chuẩn bị cho thủ tục nhập khẩu với những thành phần hồ sơ dưới đây:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
  • Hóa đơn thương mại nếu người mua phải thanh toán cho người bán
  • Vận tải đơn đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không, vận tải đa phương thức theo quy định
  • Giấy phép xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu thực phẩm chức năng
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
  • Tờ khai trị giá.

5. Quảng cáo

Quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật

Đối với ngành đặc thù như thực phẩm chức năng thì quảng cáo được kiểm tra rất nghiêm ngặt. Cụ thể khi dán poster hay banner tại các đại lý, thì nội dung quảng cáo phải được thẩm định. Điều này để đảm bảo tính minh bạch và chính xác về nội dung quảng cáo giúp người dùng tránh mua những sản phẩm không phù hợp gây ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe.

Việc thẩm định được thực hiện theo quy định tại: Thông tư số 08/2013/TT-BYT; Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.

II. Những câu hỏi thường gặp về điều kiện để bắt đầu kinh doanh phẩm chức năng

1. Kinh doanh thực phẩm chức năng online có cần giấy phép kinh doanh?

Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, việc kinh doanh online trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Việc quản lý bán hàng online khó quản lý hơn bán hàng truyền thông khá nhiều. Tuy nhiên vẫn sẽ có những điều kiện bắt buộc bạn cần phải đáp ứng để được bắt đầu kinh doanh những ngành đặc thù như thực phẩm chức năng.

Trả lời cho câu hỏi trên, bạn có phải đăng ký kinh doanh để có thể bắt đầu cung cấp các sản phẩm thực phẩm chức năng. Điều này áp dụng với cả các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể đã thành lập trước đó.

Xem thêm bài viết: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng

2. Kinh doanh thực phẩm chức năng online có phải nộp thuế?

Khi kinh doanh online bạn có phải đóng thuế. Có ba loại thuế mà bạn phải nộp: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

2.1 Thuế môn bài

Đây là loại thuế được nộp hàng năm trực tiếp cho cơ quan quản lý thuế. Thuế môn bài được nộp dựa trên bậc.

  • Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bậc thuế môn bài được tính dựa trên doanh thu, bạn chỉ phải nộp thuế nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm

  • Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; bậc thuế môn bài sẽ được tính dựa trên vốn điều lệ

2.2. Thuế thu nhập cá nhân

  • Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Trường hợp không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.
  • Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa là 0,5%.

Công thức: Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

2.3. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, các đại lý và cơ sở kinh doanh chỉ đứng ra nộp thuế thay cho người tiêu dùng. Hiểu đơn giản thì ngoài tiền trả cho sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ phải nộp thêm tiền thuế bằng 1% giá trị sản phẩm khi mua các sản phẩm TPCN.

  • Doanh thu GTGT là phí mà bạn thu từ khách hàng sau khi mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ
  • Tỷ lệ thuế GTGT tính trên doanh thu đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%.

Công thức: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

3. Sản phẩm nhập có được phép treo poster/banner tại cơ sở để quảng cáo cho sản phẩm của mình?

Như đã đề cập ở trên, bạn được phép treo poster/banner với điều kiện nội dung đã được thẩm định. Cục an toàn đã trả lời: “Cơ sở phải xin phép thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan Y tế và chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định (theo Thông tư số 08/2013/TT-BYT ngày 13/3/2013 của Bộ Y tế và các văn bản pháp luật liên quan đến quảng cáo như: Luật quảng cáo ngày 21/6/2012; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo)”.

4. Thực phẩm chức năng cần đáp ứng những điều kiện An toàn thực phẩm nào?

Theo Điều 14 Luật ATTP quy định thực phẩm chức năng phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật ATTP.
  • Tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố
  • Đối với thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm
  • Tuân thủ các quy định cụ thể khác của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý thực phẩm chức năng

*** Bài viết tham khảo từ nguồn tin của Luật Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế và sự tư vấn của freelancer pháp lý trên vLance.

Hãy tham khảo ngay danh sách freelancer tư vấn luật trên vLance để nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp về tư vấn pháp lý. Hiện nay, có những luật sư đã và đang làm việc cho EP Legal, VietinBank, Vingroup, Viettel,… có cung cấp dịch vụ tư vấn luật và hỗ trợ

III. Lời kết

Qua bài viết này vLance hi vọng đã cung cấp được cơ bản những thủ tục và điều kiện cần thiết cho những cá nhân, tổ chức muốn bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng. Đây là một ngành đặc thù và liên quan tới sức khỏe người tiêu dùng nên quy trình kiểm nghiệm chất lượng chắc chắn sẽ phức tạp và nghiêm ngặt hơn so với những mặt hàng gia dụng bình thường.

Để có thể tìm hiểu sâu hơn về những điều kiện và thủ tục giấy tờ, bạn có thể đăng tin trên vLance để tìm kiếm những freelancer chuyên tư vấn luật .

 

Content Specialist
Kinh nghiệm viết nội dung 2 năm
Chuyên các lĩnh vực về nghề nghiệp, sức khỏe, kinh doanh và làm đẹp
Xem tất cả bài viết

Bạn cần thuê người làm việc hoặc là freelancer đang tìm việc, hãy gọi hoặc gửi thư cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Số điện thoại hỗ trợ: 024.6684.1818

Email hotro@vlance.vn

Hoặc tìm việc trực tiếp tại: https://www.vlance.vn/