Xây dựng thương hiệu là một trong những việc cần nếu muốn kéo khách về cho Spa. Thương hiệu quyết định sự tin tưởng khách hàng đối với Spa. Vậy cách xây dựng thương hiệu cho Spa như thế nào? Đặc biệt là với Spa mới? Hãy cùng vLance tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết này.
Bài viết có gì?
I. Thông tin cơ bản về thương hiệu?
1. Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là thuật ngữ hoặc dấu hiệu giúp phân biệt một cá nhân, doanh nghiệp hoặc sản phẩm so với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng. Các dấu hiệu nhận biết thương hiệu có thể kể tới như: thiết kế nhãn, logo, slogan hoặc chính bản thân sản phẩm/dịch vụ.
Thương hiệu làm nhiệm vụ ghi dấu ấn của thương hiệu vào tâm trí khách hàng mới hoặc những người đã từng trải nghiệm thương hiệu (khách hàng cũ, nhân viên, nhà đầu tư, người làm truyền thông…).
Thông thường, chủ Spa sẽ là người tạo bộ nhận diện vì họ hiểu về cách vận hành và mục tiêu của Spa. Tuy nhiên, không phải chủ Spa nào cũng có chuyên môn về bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp. Bạn không cần tự làm tất cả. Hãy thuê doanh nghiệp bên ngoài giúp bạn.
Nếu hạn hẹp về chi phí, bạn có thể thuê Freelancer tạo bộ nhận diện thương hiệu trên vLance với mọi mức ngân sách.
2. Các yếu tố xây dựng nên một thương hiệu
- Bran Compass: la bàn thương hiệu. Đây là bản tóm tắt những điều cơ bản nhất về một thương hiệu như mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh…
- Company Culture: văn hóa doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp bền vững. Có thể hiểu đây là những nguyên tắc ứng xử, tương tác trong nội bộ và bên ngoài của một doanh nghiệp.
- Brand Personality: cá tính thương hiệu. Thông thường, cá tính của thương hiệu được nhận dạng bởi đối tượng khách trung thành. Đây là cơ sở bền vững cho các mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.
- Brand Architecture: kiến trúc thương hiệu. Đây là bản nghiên cứu, quy hoạch về hệ thống tổ chức kiến trúc của các địa điểm mà thương hiệu sở hữu.
- Brand Identity: hệ thống nhận diện thương hiệu. Đây là hệ thống mở rộng của slogan và logo. Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm toàn bộ những hỉnh ảnh trực quan, sống động giúp truyền tải thông điệp, định vị thương hiệu tới mọi người dùng trải nghiệm.
- Brand Voice & Messaging: giọng nói và thông điệp của thương hiệu. Yếu tố này ám chỉ “tông giọng” bạn truyền đạt tới khách hàng của mình. Ví dụ như: “Kangaroo – máy lọc nước hàng đầu Việt Nam” với tông giọng khỏe, mạnh mẽ, dứt khoát có phần “khó chịu” khiến người dùng ghi nhớ.
- Website – trang web thương hiệu. Đây là công cụ truyền thông, marketing hiệu quả mang lại trải nghiệm đầy đủ cho người dùng về thương hiệu của bạn.
- Social Media: trang mạng xã hội doanh nghiệp. Thời đại 4.0 hiện tại và 5.0 trong tương lai không-thể-thiếu mạng xã hội. Đây là nơi doanh nghiệp kết nối trực tiếp với khách hàng và tạo sự liên kết mạnh mẽ với họ.
- Name & tagline: tên là tuyên ngôn (slogan). Một cái tên ngắn gọn, một câu khẳng định hùng hồn quyết định địa vị của bạn trên thị trường và sự tự tin của bạn. Một doanh nghiệp làm thương hiệu thành công khi người dùng cảm thấy tự hào, yêu quý và muốn gắn bó với thương hiệu của doanh nghiệp ấy.
II. Tại sao cần xây dựng thương hiệu cho Spa?
Một Spa dù là mới hay đã hoạt động sau một khoảng thời gian thì đều cần làm thương hiệu. Khi Spa của bạn đã có thương hiệu trên thị trường thì bạn vẫn cần quảng bá và duy trì thương hiệu của mình. Bạn luôn cần làm thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu cho Spa sẽ mang lại nhiều lợi ích. Những lợi ích này đích cuối đều giúp mang lại lợi nhuận tăng theo thời gian cho bạn. Cụ thể:
- Tăng trưởng doanh số và lợi nhuận theo thời gian
- Tăng giá trị cho Spa của bạn
- Khi có nhu cầu làm đẹp, thư giãn. Khách hàng ngay lập tức nghĩ tới bạn
- Tạo niềm tin, sự tự hào và mong muốn trung thành của khách hàng đối với Spa của bạn
- Khách cũ tự giới thiệu khách mới mà không cần chạy quảng cáo
- Tạo niềm tự hào và mong muốn gắn bó lâu dài của nhân viên
- Tạo bước đệm cho việc mở rộng kinh doanh
III. Các bước xây dựng thương hiệu cho Spa mới
Cách xây dựng thương hiệu cho Spa mới thường là công việc khó khăn trong giai đoạn đầu. Khi mà lúc này người dùng chưa biết tới thương hiệu của bạn. Ấn tượng ban đầu là vô cùng quan trọng. Đó là lý do bạn cần chuẩn bị một hình ảnh ban đầu thật hoàn hảo để dễ dàng đọng lại trong tâm trí khách hàng. Hay cũng chính là bước xây dựng thương hiệu cho Spa mới.
Vậy cách xây dựng thương hiệu cho Spa thủa ban đầu như thế nào để tăng hiệu quả marketing? Hãy cùng tham khảo gợi ý từ vLance ngay dưới đây nhé.
1. Xác định tệp khách hàng
Xác định tệp khách hàng (hay chân dung khách hàng) là một trong những việc cần làm trong xây dựng thương hiệu cho Spa. Bạn cần lên bản mô tả chân thực nhất về đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Bản mô tả này nói cho bạn biết về sở thích, nhu cầu, thói quen của khách hàng. Từ đó, bạn và toàn bộ Spa của mình có thể hiểu hơn về khách hàng của mình để phục vụ hoặc thu hút các đối tượng tiềm năng này sử dụng dịch vụ.
Các chiến dịch xây dựng thương hiệu cho Spa càng hiểu rõ về khách hàng, thì tỉ lệ thành công càng cao. Thành công ở đây, là khi chạy chiến dịch, thương hiệu của bạn tiếp cận đúng đối tượng khách và khiến họ thích thú, tò mò với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Lúc này, khách có thể chủ động tìm kiếm bạn trên Internet, gọi trực tiếp cho bạn hoặc vào website từ các quảng cáo online.
2. Xác định bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu chỉ toàn bộ yếu tố hình ảnh mà Spa của bạn muốn truyền tải đến khách. Đó có thể là mùi hương đặc trưng, màu sắc logo, những gì khách cảm nhận về Spa của bạn.. Tất cả tạo nên sự khác biệt cho Spa của bạn và khiến khách hàng luôn nhớ về bạn (mỗi khi cần thư giãn).
Bạn chỉ cần bỏ ra chi phí ban đầu để tạo dựng một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cho Spa. Nếu bạn muốn có bộ nhận diện thương hiệu thu hút với giá rẻ hơn. Hãy đăng tìm thiết kế ngay trên vLance.vn.
2.1. Logo
Logo cho Spa được coi là một trong những đặc điểm nhận dạng của Spa. Logo thường có dạng hình hoặc chữ, hoặc kết hợp cả hình và chữ. Logo cho Spa tiêu chuẩn là chiếc logo khiến khách hàng ấn tượng và ghi nhớ thương hiệu của bạn. Ngoài ra, khách khi nhìn thấy logo có thể phần nào biết được bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực nào.
Logo cho Spa giúp thương hiệu của bạn có mặt tại nhiều nơi. Từ tờ rơi, standee, bảng hiệu, email, quảng cáo… Vì thế, logo giúp khách hàng hoặc đối tác của bạn ghi nhớ tới Spa tốt hơn. Logo còn thay bạn truyền tải thông điệp ngắn gọn tới khách hàng. Logo giúp bạn nổi bật trong mắt khách hàng hơn đối thủ. Và khi khách hàng chọn tới Spa của bạn, doanh số của bạn sẽ tăng vượt bậc. Việc còn lại là bạn cần chuẩn bị tiếp đón khách chu đáo.
Khi thiết kế logo cho Spa, cũng có một số quy tắc cơ bản dành riêng cho ngành Spa – thẩm mỹ. Ví dụ như quy tắc tỷ lệ vàng, về kiểu dáng, về màu sắc, về biểu tượng… Toàn bộ quy tắc này bạn cần nắm được để duyệt logo phù hợp và thu hút khách tốt hơn.
2.2. Định nghĩa tiếng nói thương hiệu
Tiếng nói thương hiệu có thể hiểu đơn giản là giọng điệu, cách mà bạn muốn nói điều gì đó tới khách hàng. Giai điệu của thương hiệu phản ánh cảm xúc mà Spa của bạn muốn truyền tới khách hàng. Ví dụ: giọng nói dịu dàng, rõ ràng và ấm giúp khách hàng thư giãn hơn.
Tiếng nói của thương hiệu cần nhất quán và ổn định. Tuy nhiên, giai điệu của thương hiệu có thể thay đổi tùy theo thông điệp. Tiếng nói thương hiệu còn có thể hiểu là “lời hứa thương hiệu”.
Cách để tạo tiếng nói thương hiệu có thể được mô tả ngắn và tổng quan với 3 bước:
- Hiểu đối tượng mục tiêu và sử dụng giọng nói phù hợp để tiếp cận đối tượng khách hàng này. Ví dụ: nếu phục vụ tập khách trẻ, thì giọng nói cần tươi trẻ, hiện đại, rõ ràng cùng từ ngữ thân thuộc với đối tượng.
- Xác định trách nhiệm và giá trị của thương hiệu. Bạn muốn thương hiệu của mình đại diện cho điều gì? Bạn muốn Spa của mình đem tới cảm giác thú vị, có chút “kỳ lạ” hoặc tự tin, táo bạo không? Lên thật nhiều câu hỏi tương tự để xác định cá tính thương hiệu và tạo ra giọng nói phù hợp.
Ví dụ khi nhắc tới Balenciaga, bạn nhận ngay ra một thương hiệu “dị” và luôn đi đầu xu hướng thời trang 4.0.
- Mô tả thương hiệu bằng 03 từ. Chọn ra 03 từ mô tả chính xác nhất về thương hiệu của bạn.
Bạn cũng có thể lấy cảm hứng từ các thương hiệu Spa tương tự như của mình. Tuy nhiên, bạn cần chọn lọc điểm mạnh và lược bỏ những điểm yếu của các Spa khác. Ngoài ra, hãy luôn tạo cho Spa của mình ít nhất một đặc điểm ấn tượng khác biệt không nơi nào có.
2.3. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh của thương hiệu
Một doanh nghiệp (cụ thể là Spa của bạn) cần mang sứ mệnh tồn tại. Tầm nhìn chính là điều Spa định ra, là mục đích mà thương hiệu của bạn muốn đạt được.
Tầm nhìn của Spa là những gợi ý để có được định hướng trong tương lai, khát vọng mà Spa vươn tới. Tầm nhìn là một bức tranh sinh động về tương lai và những gì Spa của bạn sẽ trở thành. Tầm nhìn bao hàm lý tưởng của chủ doanh nghiệp và chính là sự hứa hẹn mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Còn sứ mệnh của thương hiệu là tuyên bố đóng vai trò góp phần vào thành công của Spa. Tuyên bố sứ mệnh cần được xây dựng trên cơ sở định hướng khách hàng. Khách cần biết ý nghĩa, lợi ích của sản phẩm/dịch vụ tại Spa của bạn.
Tầm nhìn và sứ mệnh cũng là một trong những yếu tố giúp Spa của bạn cạnh tranh với đối thủ. Bạn giúp khách hàng cảm nhận ra tương lai, hy vọng và mục tiêu rõ ràng của doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng có niềm tin và cảm thấy mình hiểu rõ tất cả về bạn. Khách vô tình bị cuốn vào chính bức tranh mà bạn vẽ nên mà “lãng quên” luôn đối thủ mờ nhạt của bạn.
2.4. Slogan
Slogan là yếu tố giúp bạn nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ khác. Nếu bạn còn nhớ những câu slogan quen thuộc như:
- Hãy nói theo cách của bạn
- Trắng sạch tinh tươm
- Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam
- Ngân hàng thịnh vượng
- Luôn bên bạn dù ở bất cứ nơi đâu
Thì chắc hẳn bạn sẽ phần nào hiểu tầm quan trọng và lợi ích của Slogan khi xây dựng thương hiệu. Slogan là câu văn ngắn hoặc khẩu hiệu thương mại chứa thông điệp mô tả thương hiệu. Slogan giúp thương hiệu kết nối mạnh mẽ với khách hàng. Slogan thông thường diễn tả lời hứa, giá trị cốt lõi hoặc định hướng phát triển của một doanh nghiệp (cụ thể ở đây Spa).
Slogan áp dụng lối chơi chữ, điệp âm, nghĩa mở rộng hoặc khẩu hiệu dễ nhớ có tác dụng ghi nhớ tốt hơn hẳn. Khách hàng có nhớ đến Spa của bạn với một sự thích thú hay không, chính là nhờ một phần lớn bởi Slogan đấy!
Những yếu tố giúp Slogan trở nên thu hút:
- Ngắn gọn. Ưu tiên slogan ngắn, chất và có ý nghĩa. Khi đọc cần dễ hiểu, dễ nhớ để đi sâu vào tâm trí khách hàng
- Tránh gây phản cảm. Bạn cần tránh hoàn toàn những từ ngữ nhiều lớp nghĩa dễ gây phản cảm, hiểu lầm hoặc xúc phạm.
- Nhấn mạnh lợi ích sản phẩm/dịch vụ của Spa để khách hàng luôn thấy họ được lợi khi chọn Spa của bạn.
- Bám chặt vào mục tiêu rõ ràng của thương hiệu
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách tìm người sáng tạo Slogan cho Spa với giá rẻ mà vẫn thu hút khách hàng.
3. Đặt mục tiêu
Cũng như bất kể hoạt động nào như quảng cáo, truyền thông, kinh doanh… Xây dựng thương hiệu cũng cần đặt mục tiêu rõ ràng. Bạn cần xác định đúng mục tiêu cho thương hiệu Spa phù hợp cho từng giai đoạn.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo các mục tiêu thương hiệu dưới đây:
- Tạo sự nhận biết
- Tạo sự quan tâm
- Cung cấp thông tin
- Chuyển đổi hành động
- Cung cố niềm tin thương hiệu
4. Tối ưu trải nghiệm cho khách hàng
Trải nghiệm khách hàng là sự cảm nhận và ấn tượng mà khách có về thương hiệu của bạn trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Trải nghiệm khách hàng xuất phát từ lần đầu khách tiếp xúc với thương hiệu cho tới khi trở thành một khách trung thành.
Tối ưu trải nghiệm cho khách hàng sẽ giúp giảm tỉ lệ khách rời đi, tăng giá trị lâu dài của khách và tăng độ hài lòng. Khách sẽ trở thành nguồn lực giúp duy trì sự phát triển của Spa ngày một lớn mạnh.
Một số cách tăng trải nghiệm cho người dùng mà Spa có thể sử dụng như:
- Đặt lịch hẹn nhắc nhở khách hàng tới trải nghiệm tại Spa. Thông báo lịch hẹn qua SMS, email được cá nhân hóa.
- Khi khách trải nghiệm lần đầu tại Spa. Bạn có thể thu thập thông tin cá nhân của khách. Khi lần sau họ tới, bạn chào đúng tên khách cũng tạo nên hiệu ứng yêu thích và ấn tượng.
- Khi thanh toán tại Spa, bạn có thể mở rộng các cách thanh toán. Ví dụ, nhiều chị em không mang tiền mặt trong người. Spa có thể cung cấp thêm hệ thống thanh toán quét mã QR, chuyển khoản để khách thấy tiện dụng hơn.
IV. Quảng cáo thương hiệu
Một trong những cách quảng bá thương hiệu Spa của bạn nhanh nhất. Đó là chạy quảng cáo. Bạn có thể chạy quảng cáo phủ thương hiệu trên Internet. Tùy vào chiến lược, giai đoạn và thông điệp bạn muốn truyền tải. Mà thông điệp, đối tượng hoặc tùy chỉnh quảng cáo sẽ được thay đổi.
Với quảng cáo thương hiệu, bạn sẽ muốn nhiều người biết tới thương hiệu Spa của mình. Mục tiêu quảng bá lúc này cao hơn mục tiêu tăng doanh số. Bạn có thể chọn hình thức quảng cáo phù hợp (như hiển thị, video,..) để tối ưu hiệu quả.
Nếu bạn không có kinh nghiệm chạy quảng cáo. Bạn có thể thuê Freelancer quảng cáo bên ngoài với giá rẻ. Bạn chỉ cần theo dõi hiệu quả của các chiến dịch mà thôi. Bạn có thể đăng việc tìm người chạy quảng cáo cho Spa trên vLance với giá rẻ.
V. Xây dựng hiệu Spa không khó khi có Gói dịch vụ tại vLance!
Bên cạnh đó, Freelancer với bộ kỹ năng đa dạng còn có thể hỗ trợ bạn Kinh doanh và quảng cáo Spa hoàn thiện hơn. Không những chạy quảng cáo, bạn còn thuê được Freelancer thiết kế Logo, Slogan, Bộ nhận diện thương hiệu…
Hay Freelancer thiết kế Nội thất Spa, Phòng Lab… Tất cả đều hóa “dễ dàng” hơn khi bạn sử dụng Danh sách Gói dịch vụ tại vLance. Tại đây, những Freelancer tiềm năng nhất đã tạo các Gói dịch vụ mà họ cung cấp. Từ A-Z gồm Mô tả việc, Ưu đãi, Chi phí hay dịch vụ đi kèm.
Chỉ phải bỏ ra một số tiền, bạn đã được hoàn thiện trọn gói! Đây quả là giải pháp tuyệt vời giúp khách hàng đỡ mất thời gian kiếm nhân sự. Lại giải quyết bài toán đau đầu về Freelancer “dỏm”, kém chất lượng.
Còn băn khoăn về vLance ư? Tìm hiểu ngay qua bài viết: Hơn 100 việc làm trên vLance mỗi ngày để bạn chào giá mỏi tay
VI. Lời kết
Trên đây là tổng hợp cách xây dựng thương hiệu cho Spa bạn cần biết. Mong rằng, bạn sẽ ít nhiều tìm được thông tin mình cần trong bài viết này.
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức marketing hữu ích khác cho Spa tại Blog vLance. Còn bây giờ, Đăng ký tài khoản vLance để có cơ hội hợp tác cùng những Freelancer tài năng nhé!
Chúc bạn có nhiều thành công mới!