Xu hướng làm việc tự do đang trở nên phổ biến tại Việt Nam vào những năm gần đây. Tỷ lệ cạnh tranh tăng cao khiến cho các Freelancer mới ngày càng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với hình thức làm việc này. Vậy Freelancer nên tìm các nghề Freelance ở đâu? Cần lưu ý gì khi tìm việc Freelance mà chưa có nhiều kinh nghiệm? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Bài viết có gì?
1. Tìm hiểu về các nghề freelance – Xu hướng kiếm tiền online mới
Các nghề freelance, hay còn gọi là các công việc tự do đã xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực trên thị trường. Trên thực tế, hình thức làm việc này đã xuất hiện từ rất lâu tại thị trường ngoại quốc nhưng mới chỉ trở nên phổ biến tại Việt Nam những năm trở lại đây.
Vậy, cần biết gì trước khi làm các nghề freelance?
1.1. Các nghề freelance là gì?
Trước hết, Freelance không phải là một công việc hay một ngành nghề, Freelance là một hình thức làm việc đánh mạnh vào tính chất “Free” – sự tự do trong công việc. Khác với các công việc hành chính thông thường, Freelancer hoàn toàn không bị bó buộc bởi thời gian hay không gian làm việc. Ngoài ra còn được hoàn toàn chủ động trong công việc và không phải chịu sự quản lý từ cấp trên.
Về bản chất, hình thức làm việc tự do cũng không có quá nhiều khác biệt so với các công việc hành chính: người lao động được trả thù lao để thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu. Tuy nhiên, công việc Freelance thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và được giới hạn theo quy mô dự án hoặc những phần công việc riêng lẻ.
Tuy nhiên, tự do cũng có nghĩa là tự lo. Khi làm freelancer, bạn phải biết cách quản lý tiến độ và sắp xếp mức độ ưu tiên cho các đầu việc. Tránh tình trạng chểnh mảng hoặc trễ deadline sau khi nhận việc, Một freelancer giỏi có thể làm việc với nhiều dự án cùng một lúc nhưng vẫn có thể đảm bảo tiến độ công việc chung.
Những người lao động tự do thường làm việc với khách hàng thông qua các web tìm việc freelance hoặc một trang/hội nhóm trung gian kết nối freelancer và khách hàng. Tại đây, khách hàng sẽ đưa ra thông tin dịch vụ mà mình cần. Sau đó, các freelancer sẽ gửi chào giá tới những công việc phù hợp.
1.2. Lợi ích của việc làm các nghề freelance
Lợi ích lớn nhất của các nghề freelance chắc hẳn là sự tự do trong công việc: được làm việc mà không phải chịu sự gò bó của thời gian và địa điểm. Đồng thời cũng không phải chịu những áp lực từ quản lý. Freelancer được tự do làm việc bất cứ khi nào hay bất cứ đâu mà họ muốn. Từ đó gây dựng một tinh thần thoải mái, tạo nên nhiều cảm hứng mới và tăng hiệu suất làm việc.
Hơn nữa, freelancer còn được hưởng lợi rất nhiều nhờ hình thức trả lương theo dự án. Có thể nói, thu nhập của các freelancer hoàn toàn không có giới hạn. Nhận càng nhiều dự án, thu nhập của bạn càng cao. Thù lao được trả cũng tỷ lệ thuận với nỗ lực bạn bỏ ra cho công việc.
Không chỉ vậy, Freelancer còn được toàn quyền chủ động với công việc. Trên các web tìm việc freelance, người lao động có thể chọn những công việc phù hợp với chuyên môn thay vì làm việc theo sự phân phối của người khác. Ngoài ra, nếu cảm thấy công việc không phù hợp với tính chất chuyên môn, freelancer vẫn có thể yêu cầu ngừng hợp tác và nhanh chóng tìm công việc khác phù hợp hơn.
2. Các nghề freelance dành cho người mới bắt đầu
Nhiều bạn vẫn nghĩ: chỉ có những người lao động với vài năm kinh nghiệm làm việc mới có thể chuyển hướng sang làm Freelancer vì hình thức làm việc này yêu cầu sự tự chủ và khối lượng kiến thức chuyên môn lớn. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Sau đây, vLance xin giới thiệu danh sách một số công việc không yêu cầu nhiều kinh nghiệm, ngay cả những bạn sinh viên cũng có thể ứng tuyển.
2.1. Viết lách, dịch thuật
Có thể bạn chưa biết, các công việc viết lách chính là những job freelance đầu tiên của không ít những người lao động tự do trên thị trường. Bởi các công việc ngành này thường không yêu cầu nhiều kinh nghiệm, thay vào đó chỉ cần sự tỉ mỉ và chăm chút với câu chữ.
Các công việc cũng rất đa dạng cho bạn lựa chọn. Từ những công việc không yêu cầu nhiều kinh nghiệm như viết review, viết bài fanpage cho tới những nội dung mang nặng tính chuyên môn hơn như viết bài chuẩn SEO hay Copywriting.
Tương tự, các công việc dịch thuật thường không yêu cầu Freelancer phải có vài năm kinh nghiệm làm việc. Chỉ cần nắm vững kiến thức ngôn ngữ nền tảng, chắc chắn bạn có ứng tuyển vị trí Freelancer dịch thuật.
2.2. Seeding, tăng tương tác
Nếu bạn đang có nhu cầu gia tăng thu nhập nhưng không có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa có nhiều kiến thức chuyên môn thì các công việc seeding chính là dành cho bạn. Không giống các công việc có tính chất đặc thù khác, các công việc seeding thường chỉ mang tính chất lặp lại, rất dễ thực hiện và làm theo.
Yêu cầu công việc cũng không khó, bạn chỉ cần theo dõi, yêu thích hoặc viết đánh giá, bình luận cho một trang/ sản phẩm/ nội dung bất kỳ. Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu kiếm thêm thu nhập trong thời gian ngắn. Hãy tham gia các công việc seeding ngay.
2.3. Trợ lý, nhập liệu và hành chính
Nếu không thân thuộc với các công việc viết lách, bạn cũng có thể thử sức với nhóm nghề tiếp theo: làm trợ lý từ xa, phụ trách các công việc hành chính và nhập liệu. Các công việc này đều có một điểm chung là không yêu cầu kinh nghiệm, chỉ cần bạn có thói quen sắp xếp và quản lý các đầu công việc.
Ngoài ra biết cách sử dụng một số phần mềm tin học văn phòng như Excel, Word hay PowerPoint và các công cụ ghi chép và quản lý công việc như Notion sẽ là một lợi thế lớn.
2.4. Sales
Khi đăng tuyển các vị trí Sales – bán hàng, nhà tuyển dụng thường không có nhiều yêu cầu về kinh nghiệm hay kỹ năng. Vậy nên, gần như tất cả các ứng viên đều được chào đón đối với vị trí này. Tuy nhiên, công việc bán hàng cũng khá đặc thù nên Freelancer cần phải có một số kỹ năng bán hàng cần thiết như khả năng giao tiếp, lắng nghe, thăm dò và tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Đặc biệt, phải biết xử lý tình huống thật tốt mới để tăng khả năng “chốt khách”.
3. Tổng hợp các Web tìm việc freelance hàng đầu Việt Nam
Nếu bạn đang có ý định làm freelancer nhưng chưa biết tìm việc freelance ở đâu, hãy tiếp tục theo dõi bài viết để tìm hiểu TOP 3 web tìm việc freelance được freelancer Việt tin dùng nhất.
3.1. vLance
Đứng đầu danh sách là vLance – sàn giao dịch việc làm freelancer hàng đầu Việt Nam. Với hơn 10 năm hoạt động, vLance là địa điểm tìm và đăng tin tuyển dụng freelancer uy tín, được thành lập bởi người Việt dành cho người Việt.
Hiện nay, vLance đã đón gần 1.500.000 freelancers hoạt động trên trang với số tiền thù lao vượt mốc 9,2 tỷ đồng. Hơn 30 công việc mới thuộc nhiều lĩnh vực được đăng tải hàng ngày, vLance không chỉ tập trung vào số lượng mà còn bảo đảm chất lượng của từng công việc với đội ngũ kiểm duyệt job và hỗ trợ khách hàng hoạt động 24/7.
Nhằm đảm bảo quyền lợi của hai bên, hạn chế những tranh chấp về thù lao, vLance còn cung cấp tính năng đảm bảo giao dịch trên trang. Tính năng này yêu cầu khách hàng gửi tiền dự án tới vLance và sẽ tự động thanh toán cho freelancer ngay khi dự án hoàn thành. Tuy nhiên, khách hàng cũng có thể yêu cầu rút tiền nếu không hài lòng với kết quả làm việc từ freelancer.
3.2. Upwork
Đã nhắc tới các web tìm việc freelance, chắc hẳn chúng ta không thể không kể đến Upwork – nền tảng tìm việc freelance đến từ Hoa Kỳ. Điểm lợi lớn nhất của Upwork chính là mức thù lao vượt trội so với mặt bằng chung của các web tìm việc Freelance tại Việt Nam. Bởi các công việc trên Upwork đều đến từ các nhà tuyển dụng ngoại quốc, do đó, họ thường trả thù lao bằng $, mang lại giá trị quy đổi rất lớn khi chuyển sang tiền Việt Nam.
Tuy nhiên, bản thân là một web tìm việc freelance toàn cầu, Upwork được đánh giá là có mức độ cạnh tranh quá cao. Trên nền tảng này, các Freelancer mới gần như không có cơ hội nhận được job, kể cả là những job trả giá rẻ hơn so với thị trường. Freelancer do đó cần có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm để có thể cạnh tranh vị trí với những job “bèo” nhất.
Ngoài ra, Upwork cũng là một trong những sàn giao dịch việc làm freelance thu phí trung gian cao nhất. Hiện nay, Upwork đang thu phí 20% cho công việc được trả lương dưới 500$ và 10% cho công việc được trả lương từ 500$ trở lên. Với mức phí này, freelancer sẽ đóng phí tối đa 2.000.000đ cho MỖI công việc được trả lương trung bình trên Upwork.
3.3. Fiverr
Một nền tảng giao dịch việc làm freelancer toàn cầu khác đến từ Isarel, Fiverr là web tìm việc freelance được tin tưởng bởi nhiều khách hàng cũng như freelancer trên khắp thế giới. Điểm khác biệt của Fiverr là các chính sách hỗ trợ dành cho freelancer mới, khiến cho nền tảng thu hút được lượng người dùng vô cùng đông đảo.
Tuy nhiên, Fiverr luôn vấp phải sự chỉ trích vì mức phí trung gian được coi là quá cao (20% với Freelancer và 5% từ Khách hàng). Theo đó, nếu Freelancer kiếm được 200$ thì Fiverr đã thu về tận 40$ từ Freelancer và thêm 10$ từ Khách hàng. Đặc biệt mức phí này không hề thay đổi và user sẽ liên tục bị thu phí mỗi khi tham gia dự án mới.
Hơn nữa, là một nền tảng toàn cầu, chắc chắn nhiều Freelancer Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong quá trình làm việc khi phải sử dụng 100% tiếng Anh. Ngoài ra, trong trường hợp xảy ra tranh chấp, các freelancer Việt cũng không dễ dàng gì để có thể tranh luận và giải quyết vấn đề với khách hàng và đội ngũ hỗ trợ nước ngoài.
Trên đây là những địa chỉ tìm việc freelance hàng đầu tại Việt Nam. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về ưu và nhược điểm của các web tìm việc freelance, giúp bạn cân nhắc chọn web tìm các nghề freelance phù hợp.