5 bước để bắt đầu công việc cộng tác viên Content Marketing

Bạn luôn mong ước để có thể làm một nhà văn và có thể sống nhờ vào việc viết tiểu thuyết, kịch hay là những mẩu truyện ngắn? Một ngày bạn nghe được công việc mang tên cộng tác viên Content Marketing. Bạn nhận ra những doanh nghiệp hiện tại đang có nhu cầu cao đối với loại nội dung này.

Bài viết này sẽ đưa đến cho bạn 5 bước giúp bạn bắt đầu con đường trở thành một cộng tác viên Content Marketing.

Hãy cùng bắt đầu nào!

I. Content Marketing là gì?

Content Marketing là quá trình lập kế hoạch, phân phối, chia sẻ và xuất bản nội dung qua các kênh như mạng xã hội, blog, trang web, podcast, ứng dụng, thông cáo báo chí, ấn phẩm in,… Mục đích của Content Marketing là tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu và tăng độ nhận biết cũng như quan tâm đến thương hiệu, doanh số bán hàng, mức độ tương tác và lòng trung thành.

Các cộng tác viên Content Marketing chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tạo nội dung có giá trị để tăng lượng độc giả và sự quan tâm của tới doanh nghiệp và các sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp. Từ đó, giúp chuyển đổi hành vi và kích cầu đối tượng khách hàng tiềm năng. Nói một cách đơn giản hơn thì vai trò của các cộng tác viên Content Marketing là thông qua câu chữ để thu hút người quan tâm tới sản phẩm.

Các job Content Marketing trên vLance.

Với sự kết nối cùng hàng trăm doanh nghiệp và khách hàng, vLance sẽ giúp bạn tìm được những job “xịn sò” cho mình. Mời bạn xem thêm: Danh sách công việc Content Marketing tại vLance nhé!

II. Sự phổ biến của Content Marketing trong thời gian gần đây

Sự phát triển của Content Marketing mang lại một lợi ích không hề nhỏ cho các nhà văn. Nhu cầu Content đang tăng một cách chóng mặt trong vài năm vừa qua.

Từ đó, thu hút hàng trăm hàng nghìn nhà văn thử sức trong loại hình viết văn kinh doanh này. Đã có nhiều nhà văn đã kiếm tiền thành công từ việc giúp đỡ những doanh nghiệp tiếp cận và ảnh hưởng khách hàng nhờ vào Content.

III. 5 bước để trở thành một cộng tác viên Content Marketing

1. Tìm hiểu

Điều đầu tiên bạn phải làm chắc chắn là tìm hiểu xem “Content Marketing” là gì. Bạn có thể bắt đầu với việc tìm hiểu sự khác biệt giữa “Content Marketing” và “Copywriting”.

Tìm hiểu mọi thứ về Content Marketing để tránh nhầm lẫn với Copywriting

Tiếp theo đó là một “Content Marketer” sẽ khác như thế nào với một “nhà văn chuyên nghiệp”.

1.1. Phân biệt giữa “Content Marketing” và “Copywriting”.

Rất nhiều người lầm tưởng hai khái niệm này là một. Để hiểu rõ hơn và biết cách phân biệt từ khái niệm. Hãy cùng tìm hiểu với vLance trong phần tiếp theo nhé!

Phân biệt Copywriter và Content Writer
  • Copywriting

Copywriting có mục đích chính là khiến người đọc thực hiện hành động cần thiết. Những hành động đó có thể là sự xác nhận có thêm thông tin qua email hoặc tìm hiểu thêm về những thông tin trong bài viết.

Để bạn hiểu rõ hơn, Copywriting thường được hiểu là một cách dùng từ ngữ để thuyết phục người đọc. Copywriting là những loại nội dung bạn thường thấy trên những bài quảng cáo, landing page. Tất cả trong copywriting là về sự thuyết phục.

Một số job Copywriting tại vLance.

Hiện nay hình thức Copywriting khá phổ biến trên các Website Freelancer ở nước ngoài. Để tìm cho mình một Website việc làm Freelancer tại Việt Nam về ngành Copywriting khá là ít.

Vậy nên vLance có mặt tại đây để giúp bạn làm được điều đó. Hãy đăng ký tài khoản vLance để tìm cho mình những job phù hợp nhất.

  • Content Marketing

Trong khi đó Content Marketing thường theo chiều hướng giải nghĩa, tạo mối quan hệ với khách hàng và hướng đến việc mua bán. Content Marketing sẽ tập trung vào ebook, thuyết trình và mạng xã hội.

Content Marketing sẽ là về việc tăng thêm giá trị cho cả góc nhìn của bạn và khách hàng. Khiến khách hàng trở thành đồng minh. Nếu Copywriting là một người bán hàng thì Content Marketing sẽ là một thầy giáo hoặc là một người hướng dẫn.

Mô tả công việc của một Content Marketing tuỳ vào đặc thù công việc.

Content Marketing là sự sáng tạo nội dung với mục đích Marketing.
Ví dụ: Một doanh nghiệp đưa ra một bài báo cáo cung cấp khá đầy đủ thông tin bạn cần nhưng đổi lại, bạn sẽ cung cấp cho họ email của bạn để tiếp tục đưa đến những thông tin khác về doanh nghiệp.

Ngoài 2 hình thức trên, vLance còn giới thiệu cho bạn: Ghostwriting là gì? Làm thế nào để thành công với nghề Freelance Writer

 1.2. “Content Marketer” khác nhau như thế nào với một “nhà văn chuyên nghiệp”.

Một Content tốt đòi hỏi kỹ năng viết tốt. Tuy nhiên sẽ cần có những yếu tố mang tính chiến lược và cấu trúc của Marketing. Vì vậy một nhà văn chuyên nghiệp sẽ cần phải có những kỹ năng viết bài đỉnh cao. Tuy nhiên, là một Content Marketer, bạn sẽ phải có khả năng đưa ra được những Content mang lại giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng.

Có 4 yếu tố chính luôn phải có trong một Content có giá trị:

  • Đánh vào tâm lý người đọc.
  • Thu hút sự chú ý người đọc.
  • Có điểm nhấn.
  • Bố cục hợp lý, mạch lạc.

Mong rằng, sau khi qua bước đầu tiên, bạn đã phần nào nắm được rõ Content Marketing là gì và sự khác biệt của nó với Copywriting. Tiếp theo, hãy cùng nhau đến với cách giúp bạn thành công trong con đường trở thành cộng tác viên Content Marketing.

Một số job cho CTV Content Marketing tại vLance.

Muôn vàn job dành cho cộng tác viên Content Marketing đang chờ đợi bạn. vLance sẽ đem đến cho bạn những việc làm uy tín cùng các doanh nghiệp hàng đầu. Vậy còn chần chừ gì mà chưa đăng ký tài khoản vLance hôm nay!

2. Tư duy hợp lý

Thành công trở thành một cộng tác viên Content Marketing hay không phụ thuộc phần lớn vào cách bạn tiếp cận với khách hàng và dự án của bản thân. Kỹ năng viết bài cũng chỉ có thể giúp dự án được tiếp tục vận hành mà thôi.

Phát triển khả năng tư duy trước khi bắt đầu công việc sẽ là một lợi ích không tưởng dành cho bạn.

Tư duy mới là thứ bạn cần để có thể khẳng định được giá trị của bạn với khách hàng. Và sau đây là một số tư duy bạn cần phải luyện tập nếu thật sự muốn thành công.

2.1. Nhìn nhận mọi thứ một cách tổng thể

Để trở thành một Content Marketer thành công, bạn sẽ luôn phải nghĩ rằng mỗi content của bạn đưa ra đều đang nằm trong một hệ thống Content tổng thể rộng lớn hơn rất nhiều. Một Content Marketer giỏi sẽ biết cách tận dụng đến từng giá trị cuối cùng của một Content. Đó là bằng cách điều chỉnh nó sao cho phù hợp với nhiều nền tảng khác nhau.

Điều chỉnh Content phù hợp.

Một ebook có thể được điều chỉnh để trở thành một seri các bài viết trên blog hoặc ứng dụng cho một infographic. Tuy Content đó không phát triển được hết các giá trị nhưng vẫn có ích vì bạn đã cung cấp ý tưởng giúp khách hàng khai thác nó.

2.2. Trở thành một người quản lý dự án hiệu quả

Thường thì không khách hàng nào sẽ phân bạn quản lý và phát triển lịch trình cho dự án ngay từ ban đầu. Nhưng nếu bạn đủ thực lực, họ sẽ luôn sẵn sàng làm điều đó. Hãy làm bất cứ việc gì có thể để khiến công việc dễ dàng hơn cho khách hàng.

Luôn chủ động trong công việc sẽ giúp bạn thành công.

Hãy luôn chủ động trong mọi việc. Bám sát mọi thứ ở mọi công đoạn. Ghi chú lại mọi thứ trong mỗi cuộc họp, email để họ biết rằng bước tiếp theo là gì và mong đợi điều gì từ bạn. Hãy luôn khiến họ có cảm giác rằng mọi việc vẫn luôn nằm trong tay bạn và bạn sẽ hoàn thành mọi thứ trong đúng thời gian và ngân sách đã đề ra.

Bạn muốn trở thành một Content Marketer chuyên nghiệp? Bạn muốn có thêm nhiều kinh nghiệm? Hãy tìm việc trên vLance để trở thành Freelancer ngay bây giờ nhé!

2.3. Biết cách phối hợp với nhiều người

Là một hệ sinh thái lớn, Content Marketing thường có thêm nhiều người khác từ các doanh nghiệp khác hay cộng tác viên khác. Hợp tác tốt được với nhiều doanh nghiệp cũng như đối tác cũng có thể trở thành một yếu tố chính dẫn đến thành công của bạn. Lắng nghe thật sự quan trọng và đặt câu hỏi cũng vậy.

Biết phối hợp với mọi người khiến công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn.

Luôn luôn trao đổi với nhau một cách rõ ràng. Không bao giờ cho rằng điều gì đó đúng khi chưa làm rõ và xác minh. Hãy tận dụng những kỹ năng cũng như kiến thức từ đồng nghiệp để đưa ra được nhiều ý tưởng mới cho việc tái thiết những Content cũ.

Trên đây là một số ý tưởng có thể giúp bạn tư duy tốt hơn. Nên nhớ một điều rằng, Content Marketer luôn phải kết nối và phối hợp với tất cả mọi người trong một team của doanh nghiệp.

Có rất nhiều dạng Content phổ biến hiện nay và tuỳ cho từng lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Content, vLance mời bạn tham khảo bài viết: Top 03 Dạng Content Kiến trúc đảm bảo tăng tương tác “thần tốc”

3. Tìm hiểu loại hình làm việc

Khi vừa bắt đầu, thường bạn sẽ muốn làm việc trong nhiều loại hình khác nhau. Nhưng rồi bạn sẽ dần nghĩ về việc tập trung vào một loại hình duy nhất. Có rất nhiều cách để làm việc này. Nhưng để chắc chắn hơn, hãy tìm hiểu trước 4 cách phân loại thường thấy của một cộng tác viên Content Marketing mới bắt đầu:

3.1. Theo ngành:

Nhiều người thường bắt đầu xây dựng doanh nghiệp theo một ngành nhất định như công nghệ, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn có kiến thức đặc thù cũng như kinh nghiệm về một ngành nhất định, đây là một lựa chọn khá chắc chắn cho bạn.

3.2. Theo hình thức doanh nghiệp:

Sẽ có người thích làm việc với một số loại doanh nghiệp nhất định như start-up, doanh nghiệp nhỏ,… Có thể bạn sẽ thích làm việc cho những công ty truyền thông. Hãy lựa chọn doanh nghiệp nào phù hợp nhất cho bản thân nhé.

Hạng mục được Content Marketer tập trung đầu tư.

Để lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với bản thân bạn cũng phải tìm được hạng mục phù hợp với bản thân mình. Lúc đó công việc sẽ hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Đi tìm các kênh làm việc uy tín có phải là vấn đề của bạn? Ngay đây vLance có bài tổng hợp các kênh tìm việc uy tín giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn: 03 kênh cung cấp việc làm thêm Freelancer dễ có tiền.

3.3. Theo loại content:

Một số người khác lại thích tập trung vào một mảng Content nhất định.

Ví dụ như Website, Blog hay Infographics,… Nếu bạn thấy rằng bạn có kỹ năng hoặc thích thú trong việc tạo ra một loại Content nhất định, hãy cân nhắc để tìm kiếm loại hình phù hợp nhất với bản thân nhất để phát huy được tối đa khả năng.

3.4. Theo “phong cách”:

Bạn có thể có phong cách viết phù hợp với một số thương hiệu nhất định. Có thể là bạn cực kì giỏi trong việc biến những chủ đề siêu phức tạp thành những Content mà ai cũng có thể hiểu được. Điều quan trọng nhất vẫn là cách bạn sử dụng kĩ năng viết của bạn để đưa ra được thông điệp hữu ích của doanh nghiệp đến khách hàng.

Content cần có phong cách và chất lượng.

Bạn nên để ý đến những điều mà các doanh nghiệp thường tìm kiếm. Hãy tìm kiếm cơ hội bằng cách hỗ trợ được lúc họ đang gặp rắc rối và đó là cách bạn có được một công việc “béo bở”. Đừng bao giờ coi thường những cơ hội đến với bạn một cách dễ dàng. Đó có khi là những vũ khí bí mật tốt nhất của bạn đấy.

4. Tìm kiếm khách hàng

Đây luôn là mối bận tâm của những người làm cộng tác viên. Sẽ không có con đường tắt nào hết vì thế hãy bắt đầu tìm kiếm khách hàng nhanh nhất có thể.

Tìm kiếm khách hàng luôn luôn là một vấn đề khiến cộng tác viên đau đầu

Dưới đây là một số mạng lưới bạn có thể sử dụng để tìm kiếm khách hàng:

4.1. Mạng lưới quan hệ của bạn

Hãy tìm đến đồng nghiệp, hãy những người đã từng là đối tác của bạn. Hãy cho họ biết bạn đang và có thể làm gì. Hỏi họ thử xem bạn có thể giúp đỡ được họ hay không.

Sẽ có đôi lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của chính người thân của mình. Mặc dù họ không cần đến một cộng tác viên Content Marketing nhưng biết đâu họ có thể giới thiệu bạn cho một ai đó đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí này.

Tận dụng mối quan hệ để tìm cơ hội việc làm

Tuy cách tìm công việc thông qua mối quan hệ có thể mang tới cho bạn những công việc uy tín và những người công sự chất lượng. Nhưng nó lại mang tính chất thụ động và phụ thuộc quá cao. Việc liên tục nhờ vả sẽ làm bạn cảm thấy không thoải mái với người đã giúp đỡ mình và đôi khi cũng gây cho họ sự phiền hà.

4.2. Sự kiện/ Hội thảo hướng nghiệp

Với thời điểm mà công nghệ đang ngày càng phát triển, những sự kiện hội thảo trực tiếp đang dần chìm vào quên lãng. Đây lại là một mạng lưới khá có hiệu quả nếu bạn thật sự muốn gặp trực tiếp và tạo ấn tượng trước mọi người.

Những cuộc hội thảo, hội nghị hay buổi gặp mặt chính là cách bạn có thể gặp được những chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong ngành và hơn thế nữa có thể là cả khách hàng tiềm năng của mình. Đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của việc gặp gỡ những cộng tác viên/ freelancer khác. Thành lập các mối quan hệ luôn góp phần không nhỏ trong sự phát triển công việc của bạn.

Hội thảo hướng nghiệp

Tuy nhiên các hội thảo thường chỉ diễn ra một vài lần trong năm. Công việc của một cộng tác viên Content Marketing thường sẽ là làm cùng các dự án ngắn của các doanh nghiệp. Chính vì thế, khi gần kết thúc một dự án những cộng tác viên Content Marketing sẽ đi tìm cho mình những dự án mới. Tần suất tìm việc thường sẽ rơi vào 1-3 lần/ 2 tháng.

Vì vậy, tìm việc trong những hội thảo sẽ không đảm bảo được thu nhập ổn định cho bạn trừ khi các dự án được đề xuất trong hội thảo diễn ra trong vòng 4 tháng trở lên.

4.3. Cộng tác viên/ freelancer khác

Phối hợp với những cộng tác viên khác cũng có thể có hiệu quả cao nếu muốn tìm kiếm khách hàng. Hãy tìm những cộng tác viên cung cấp dịch vụ có liên quan đến bạn.

Ví dụ, những cộng tác viên thiết kế website, landing page hay mạng xã hội vì họ thường cần có người viết content cho họ.

Việc kết hợp với các cộng tác viên hoặc freelancer khác và giới thiệu chéo cho khách hàng như trên là một cách làm rất thông minh. Tuy nhiên tương tự với cách tìm việc thông qua mối quan hệ thì bạn không thể nào mãi dựa dẫm vào sự giới thiệu của người khác được đúng không nào?

4.4. Trang web tìm việc freelance

Với sự phát triển của công nghệ, việc đi tới tận từng doanh nghiệp để tìm việc đã là câu chuyện của chục năm về trước. Các nhà tuyển dụng cũng đổi từ hình thức đăng tin tuyển dụng truyền thông như: Phát tờ rơi, dán áp phích thành đăng tin trên mạng. Việc này vừa giúp họ tiếp cận được nhiều ứng viên hơn và cũng giúp tiết kiệm chi phí.

Cùng với xu hướng đăng tin tuyển dụng trực tuyến trở nên phổ biến. Các trang web tìm việc đã ra đời với mục đích tổng hợp các thông tin tuyển dụng và tạo ra nền tảng giúp mọi người có thể tìm kiếm được nhiều thông tin tuyển dụng dễ dàng hơn. Chỉ với vài cú nhấp chuột, hàng chục, hàng trăm thông tin tuyển dụng sẽ hiện ra trước mắt bạn.

Mức thù lao cho công việc Content Marketing được các nhà tuyển dụng đề xuất khá cao từ 500.000đ / 1-2 bài viết

vLance vô cùng tự hào khi là một trong những nền tảng tiên phong giúp kết nối các nhà tuyển dụng tới với các cộng tác viên/ freelancer một cách dễ dàng hơn. Với hơn 1.000.000 người dùng và hàng nghìn thông tin đăng việc mỗi ngày, vLance giúp các bạn cộng tác viên có thể tìm việc một cách chủ động hơn.

Nhiều cộng tác viên Content Marketing đã kiếm về cho mình mức thu nhập mà nhiều người ao ước

Hàng trăm cơ hội đang chờ bạn, hãy tìm kiếm công việc ngay tại danh sách việc viết lách tại vLance.

5. Triển khai kế hoạch đầy đủ chuyên nghiệp

Việc triển khai kế hoạch lý do khách hàng khi tìm đến một cộng tác viên. Bạn có thể là một nhà văn tuyệt vời hay là một Content Marketer chuyên nghiệp. Nhưng bạn vẫn sẽ không bao giờ thành công nếu như bạn không biết triển khai kế hoạch cho dự án.

Luôn luôn đảm bảo mọi thứ đều thuận lợi trước khi triển khai dự án

Dưới đây là một số điều bạn cần phải giữ trong đầu nếu muốn triển khai kế hoạch tốt nhất:

5.1. Kỹ năng giao tiếp rõ ràng

Khi triển khai kế hoạch, bạn sẽ phải giải thích gần như mọi thứ cho khách hàng. Tất cả phải dễ hiểu dễ nghe. Nếu không, khách hàng và bạn sẽ rất dễ hiểu lầm nhau. Vì thế, hãy đảm bảo rằng kỹ năng giao tiếp của bạn đủ tốt để có thể thuyết trình và trao đổi công việc với khách hàng của bạn.

5.2. Nắm bắt được quy trình của dự án

Bạn có thể làm việc này thủ công hoặc sử dụng các ứng dụng hỗ trợ sắp xếp công việc (Notion, Google Calendar) giúp bạn nắm rõ được quy trình của dự án. Nắm bắt được lịch trình sẽ giúp bạn biết được thời gian cụ thể cho mỗi công đoạn của dự án. Từ đó, bạn có thể ước lượng được thời gian hoàn thành dự án.

5.3. Có hóa đơn sổ sách thanh toán rõ ràng

Bạn luôn phải có hóa đơn cũng như sổ sách đàng hoàng cho mỗi khoản thanh toán. Điều này sẽ tăng tính chuyên nghiệp của chính bạn lên cao hơn và giúp khách hàng tin tưởng bạn nhiều hơn.

Nếu bạn và khách hàng muốn cắt giảm thủ tục giấy tờ hãy tham khảo chức năng đảm bảo giao dịch của vLance. Khi sử dụng chức năng này, cả bạn và khách hàng đều sẽ được đảm bảo quyền lợi. Sẽ tránh được những rủi ro như sau khi giao sản phẩm khách hàng lại không trả tiền.

Quy định về giải quyết khiếu nại.

Khi sử dụng chức năng đảm bảo giao dịch, vLance sẽ đứng ra giải quyết nếu hai bên xảy ra mâu thuẫn trong qua trình dự án đang diễn ra.

Để tìm hiểu về chức năng đảm bảo giao dịch hãy đọc ngay hướng dẫn.

5.4. Hợp đồng

Đây là điều quan trọng nhất trước khi bắt đầu một dự án. Hãy thiết lập hợp đồng với khách hàng. Mặc dù cũng chỉ là một giấy tờ đơn giản những tính pháp lý không phải là thứ mà bạn có thể bỏ qua được. Tìm hiểu đầy đủ các quy định pháp lý để đảm bảo dự án của bạn hoạt động trơn tru nhất có thể.

IV. Lời kết

Đây là 5 bước bạn cần phải làm trước khi trở thành một cộng tác viên Content Marketing. Hi vọng qua những thông tin đã cung cấp, vLance đã giúp bạn có những định hướng cho bản thân khi trở thành một cộng tác viên Content Marketing.

Để có thể cập nhật những tin tuyển dụng công việc hàng ngày và không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào, hãy đăng kí tài khoản trên vLance ngay để nhận được email thông báo mỗi khi có công việc mới.

Xin chúc bạn thành công.

 

Content Specialist
Kinh nghiệm viết nội dung 2 năm
Chuyên các lĩnh vực về nghề nghiệp, sức khỏe, kinh doanh và làm đẹp
Xem tất cả bài viết

Bạn cần thuê người làm việc hoặc là freelancer đang tìm việc, hãy gọi hoặc gửi thư cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Số điện thoại hỗ trợ: 024.6684.1818

Email hotro@vlance.vn

Hoặc tìm việc trực tiếp tại: https://www.vlance.vn/