Hướng dẫn cách xây dựng thương hiệu Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng (TPCN) là sản phẩm liên quan đến sức khỏe. Vì thế, người dùng thường kỹ tính hơn trong việc chọn thương hiệu để bỏ tiền. Họ sẽ ưu tiên thương hiệu uy tín, giá cả lúc này không còn là vấn đề quan trọng nhất. Đây là lý do bạn nên xây dựng thương hiệu TPCN nếu muốn tăng doanh số hiệu quả.

Vậy cách làm thương hiệu cho TPCN như thế nào hút khách? Hãy cùng vLance.vn tìm hiểu chi tiết câu trả lời trong bài viết dưới đây.

I. Thông tin cơ bản về thương hiệu bạn cần biết

1. Thương hiệu là gì?

xây dựng thương hiệu TPCN

Thương hiệu là thuật ngữ hoặc dấu hiệu giúp phân biệt một cá nhân, doanh nghiệp hoặc sản phẩm so với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng. Các dấu hiệu nhận biết thương hiệu có thể kể tới như: thiết kế nhãn, logo, slogan hoặc chính bản thân sản phẩm/dịch vụ.

Thương hiệu làm nhiệm vụ ghi dấu ấn của thương hiệu vào tâm trí khách hàng mới hoặc những người đã từng trải nghiệm thương hiệu (khách hàng cũ, nhân viên, nhà đầu tư, người làm truyền thông…).

Thông thường, chủ doanh nghiệp sẽ là người tạo bộ nhận diện vì họ hiểu về cách vận hành và mục tiêu của thương hiệu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có chuyên môn về bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp. Bạn không cần tự làm tất cả. Hãy thuê doanh nghiệp bên ngoài giúp bạn.

Nếu hạn hẹp về chi phí, bạn có thể thuê Freelancer tạo bộ nhận diện thương hiệu trên vLance với mọi mức ngân sách.

2. Yếu tố nào tạo nên thương hiệu?

xây dựng thương hiệu TPCN

Có nhiều yếu tố tạo nên một thương hiệu. Khi xây dựng thương hiệu, bạn cần nắm được những yếu tố quan trọng nhất tạo nên hình ảnh thương hiệu. Từ đó, bạn sẽ biết cách tạo ra một thương hiệu duy nhất trên thị trường.

  • Brand Compass – La bàn thương hiệu: bản tóm tắt những điều cơ bản nhất về một thương hiệu
  • Company Culture – Văn hóa doanh nghiệp: các nguyên tắc ứng xử, tương tác trong nội bộ và bên ngoài của một doanh nghiệp.
  • Brand Personality – Cá tính thương hiệu: được xác định bởi đối tượng khách trung thành. Đây là cơ sở bền vững cho các mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.
  • Brand Architecture – Kiến trúc thương hiệu: bản nghiên cứu, quy hoạch về hệ thống tổ chức kiến trúc của các địa điểm mà thương hiệu sở hữu.
  • Brand Identity – Hệ thống nhận diện thương hiệu: hệ thống mở rộng của slogan và logo. Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm toàn bộ những hình ảnh trực quan, sống động giúp truyền tải thông điệp, định vị thương hiệu tới mọi người dùng trải nghiệm.
  • Brand Voice & Messaging – Giọng nói và thông điệp của thương hiệu: hãy tưởng tượng thương hiệu của bạn là một con người. Vậy con người này sẽ có giọng nói như thế nào? Và giọng nói này ảnh hưởng ra sao tới người nghe?
  • Name & tagline – Tên và tuyên ngôn (slogan): yếu tố khẳng định bạn là ai và tại sao mọi người cần bạn?
  • Website – trang web thương hiệu: công cụ marketing cần có của bất kì doanh nghiệp nào. Đây cũng chính là cửa hàng online lớn nhất của bạn để đón khách.
  • Social Media – trang mạng xã hội doanh nghiệp: nơi doanh nghiệp kết nối trực tiếp với khách hàng và tạo sự liên kết mạnh mẽ với họ.

II. Tại sao cần xây dựng thương hiệu cho TPCN?

Thực phẩm chức năng (TPCN) là mặt hàng liên quan tới sức khỏe người dùng. Đây cũng là mặt hàng thường có giá cao. Khi người dùng mua TPCN, họ sẽ cân đo đong đếm về thành phần, thương hiệu thay vì giá cả trước. Vì lúc này, điều họ quan tâm nhất vẫn là sức khỏe, sự an toàn của bản thân và gia đình. Họ sẽ ưu tiên chọn những sản phẩm từ thương hiệu uy tín nhằm thỏa mãn nhu cầu an toàn của mình.

xây dựng thương hiệu TPCN

Xây dựng thương hiệu TPCN (thực phẩm chức năng) là cách giúp thương hiệu của bạn tạo sự tin tưởng trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra, xây dựng thương hiệu còn giúp bạn có chỗ đứng trên thị trường và khác biệt với hàng nghìn đối thủ.

Cụ thể, xây dựng thương hiệu TPCN có lợi ích

  • Tăng trưởng doanh số, tăng lợi nhuận theo thời gian
  • Tăng giá trị cho doanh nghiệp và sản phẩm
  • Giúp khách hàng nhớ tới bạn khi có nhu cầu mua TPCN
  • Khách cũ giới thiệu khách mới mà không cần tốn một đồng chạy quảng cáo
  • Tạo dựng niềm tin và mong muốn gắn bó lâu dài của nhân viên
  • Tạo bước đệm cho việc mở rộng kinh doanh

III. Cách xây dựng thương hiệu TPCN

Xây dựng thương hiệu TPCN là công việc khó khăn, nhất là trong giai đoạn khởi đầu. Lúc này, người tiêu dùng chưa biết tới bạn. Vì thế, bạn cần tạo ấn tượng ban đầu với họ bằng nhận diện thương hiệu. Vậy xây dựng thương hiệu TPCN như thế nào để hút khách? Hãy tham khảo gợi ý dưới đây từ vLance nhé.

Bạn khó có thể thực hiện một lúc toàn bộ các yếu tố thương hiệu. Tuy nhiên, bạn có thể ưu tiên một số yếu tố gây ấn tượng ban đầu với khách hàng. Hãy bắt đầu với việc xác định mục tiêu.

1. Xác định khách mục tiêu

Vẽ chân dung khách hàng hay xác định tệp khách mục tiêu là việc cần ưu tiên. Bạn cần lên một bản mô tả chân thực và chi tiết nhất về đối tượng mà mình phục vụ. Khi hiểu sở thích, thói quen và mong muốn của họ. Bạn sẽ dễ bán hàng bằng cách đưa ra thứ mà họ đang muốn.

Thực phẩm chức năng là sản phẩm sử dụng cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, lại chỉ một số tập khách là người chi tiền chính để mua sản phẩm này. Bạn biết đó là tập khách nào phải không? Nhân viên của bạn cũng sẽ cần biết về tập khách này để bán hàng hiệu quả hơn.

Vì thế, trước khi làm thương hiệu hoặc các hoạt động marketing khác. Bạn cần lên rõ bản mô tả khách hàng chính của mình.

2. Bộ nhận diện thương hiệu

xây dựng thương hiệu TPCN

Bộ nhận diện thương hiệu là toàn bộ hình ảnh, trải nghiệm mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng. Với thực phẩm chức năng, đó có thể là logo, màu sắc của thương hiệu, dịch vụ ân cần, thông tin khoa học hoặc gắn liền với hình ảnh dược sĩ/bác sĩ.

Tất cả tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của bạn. Hãy làm mọi cách để khách hàng luôn nhớ về bạn mà không phải đối thủ.

Bạn chỉ cần bỏ ra chi phí ban đầu để tạo dựng một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn có bộ nhận diện thương hiệu thu hút với giá rẻ hơn. Hãy đăng tìm thiết kế ngay trên vLance.vn.

2.1. Logo thương hiệu

Dù bạn là doanh nghiệp tự sản xuất hay nhập khẩu thực phẩm chức năng. Bạn cũng cần logo cho riêng mình. Logo giúp khách hàng nhớ rõ bạn giữa hàng trăm, hàng nghìn đối thủ khác.

Logo còn hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động thương hiệu, marketing online hoặc offline khác. Logo giúp truyền tải thông điệp ngắn gọn tới khách hàng nhằm gây ấn tượng với họ. Cùng với trải nghiệm mua sắm, chăm sóc tốt, khách sẽ có tỉ lệ tái mua cao – mua sắm nhiều tiền hơn hoặc giới thiệu khách mới.

Thiết kế logo cũng có một số quy tắc dành riêng cho ngành TPCN như: kiểu dáng, màu sắc, tỷ lệ, biểu tượng… Tất cả yếu tố này giúp bạn thuyết phục khách hàng mua hàng tốt hơn.

2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều mang trong mình một sứ mệnh để tồn tại. Để hoàn thành sứ mệnh, doanh nghiệp cũng cần có tầm nhìn đúng đắn. Vì thế, xác định sứ mệnh – tầm nhìn của doanh nghiệp chính là cách bạn muốn doanh nghiệp của mình trở thành.

Khách hàng cũng đánh giá cao bạn khi có tầm nhìn và mang sứ mệnh cụ thể. Nhiều người nghĩ rằng đây là yếu tố kém quan trọng, rắc rối không cần thiết. Tuy nhiên, việc thiếu sứ mệnh – tầm chỉ xuất hiện ở cửa hàng nhỏ, cá nhân bán lẻ hoặc những cơ sở làm ăn tạm bợ. Khách hàng sẽ đánh giá một doanh nghiệp có bền vững, tin tưởng hay không dựa vào tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp đó.

Tầm nhìn – sứ mệnh giúp khách hàng cảm nhận tương lai, mục tiêu rõ ràng của doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng có niềm tin và cảm thấy mình hiểu rõ toàn bộ doanh nghiệp này. Họ vô tình sẽ bị cuốn theo câu chuyện của bạn và muốn trở thành một phần của câu chuyện đó. Lúc này, họ thấy mình cần mua hàng để cùng đóng góp vào câu chuyện doanh nghiệp của bạn.

2.3. Slogan (khẩu hiệu) 

Slogan (hay còn gọi là khẩu hiệu doanh nghiệp) là yếu tố giúp bạn nổi bật với các đối thủ. Slogan thường có hình thức câu văn ngắn hoặc khẩu hiệu thương mại chứa thông điệp mô tả thương hiệu.

Slogan giúp thương hiệu kết nối với khách hàng. Câu slogan mang lời hứa, giá trị cốt lõi và định hướng của doanh nghiệp.

Slogan thu hút thường được áp dụng lối chơi chữ, điệp âm, nghĩa mở hoặc dễ nhớ. Khách hàng có thích bạn hay không nhiều khi cũng nhờ một phần lớn ở câu Slogan đấy. Bạn không tin ư? Hãy cùng nhớ lại một vài khẩu hiệu quen thuộc này và đoán xem thương hiệu nào đang sở hữu nhé?

  • Hãy nói theo cách của bạn!
  • Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam
  • Just do it!
  • Nâng niu bàn chân Việt
  • Vị ngon trên từng ngón tay
  • Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu

Khi đọc slogan, bạn có nhớ  tới thương hiệu nào không? Đây chính là thành công của một câu khẩu hiệu doanh nghiệp.

Slogan nên có một số đặc điểm sau đây để tăng sự thu hút. Đó là: ngắn gọn, tránh từ ngữ phản cảm hoặc tiêu cực, nhấn mạnh lợi ích sản phẩm và liên quan tới mục tiêu của thương hiệu. Thay vì tự đau đầu nghĩ slogan, bạn có thể tham khảo cách tìm người sáng tạo Slogan cho TPCN với giá rẻ mà vẫn thu hút khách hàng.

2.4. Tiếng nói thương hiệu

Tiếng nói thương hiệu có thể hiểu đơn giản là giọng điệu, cách mà bạn muốn nói điều gì đó tới khách hàng.

Tiếng nói của thương hiệu cần nhất quán và ổn định. Tuy nhiên, giai điệu của thương hiệu có thể thay đổi tùy theo thông điệp. Tiếng nói thương hiệu còn có thể hiểu là “lời hứa thương hiệu”.

Cách để tạo tiếng nói thương hiệu có thể được mô tả ngắn và tổng quan với 3 bước:

  • Hiểu đối tượng mục tiêu và sử dụng giọng nói phù hợp để tiếp cận đối tượng khách hàng này. Ví dụ: nếu phục vụ tập khách trẻ, thì giọng nói cần tươi trẻ, hiện đại, rõ ràng cùng từ ngữ thân thuộc với đối tượng. 
  • Xác định trách nhiệm và giá trị của thương hiệu. Bạn muốn thương hiệu của mình đại diện cho điều gì? Bạn muốn doanh nghiệp của mình đem tới cảm giác thú vị, có chút “kỳ lạ” hoặc tự tin, táo bạo không? Lên thật nhiều câu hỏi tương tự để xác định cá tính thương hiệu và tạo ra giọng nói phù hợp.
  • Mô tả thương hiệu bằng 03 từ. Chọn ra 03 từ mô tả chính xác nhất về thương hiệu của bạn.

Bạn cũng có thể tham khảo từ các thương hiệu đối thủ. Tuy nhiên, bạn nên chọn lọc điểm mạnh, lược bỏ điểm yếu của đối thủ để tạo ra ít nhất 01 đặc điểm khác biệt cho mình.

3. Đặt mục tiêu

Cũng như bất kể hoạt động nào như quảng cáo, truyền thông, kinh doanh… Xây dựng thương hiệu cũng cần đặt mục tiêu rõ ràng. Bạn cần xác định đúng mục tiêu cho thương hiệu phù hợp cho từng giai đoạn.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo các mục tiêu thương hiệu dưới đây:

  • Tạo sự nhận biết
  • Tạo sự quan tâm
  • Cung cấp thông tin
  • Chuyển đổi hành động
  • Củng cố niềm tin thương hiệu

4. Chú trọng vào trải nghiệm mua hàng của khách

xây dựng thương hiệu TPCN

Trải nghiệm khách hàng là sự cảm nhận và ấn tượng mà khách có về thương hiệu của bạn trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Trải nghiệm khách hàng xuất phát từ lần đầu khách tiếp xúc với thương hiệu cho tới khi trở thành một khách trung thành.

Tối ưu trải nghiệm cho khách hàng sẽ giúp giảm tỉ lệ khách rời đi, tăng giá trị lâu dài của khách và tăng độ hài lòng. Khách sẽ trở thành nguồn lực giúp duy trì sự phát triển của thương hiệu.

Một số cách tăng trải nghiệm cho người dùng ngành TPCN bạn có thể tham khảo:

  • Bổ sung dịch vụ thăm khám sức khỏe miễn phí (nếu có)
  • Dịch vụ tư vấn miễn phí hỗ trợ cải thiện sức khỏe
  • Mở các lớp hoạt động thể thao cải thiện, hỗ trợ sức khỏe (yoga, dance..)
  • Mở rộng các cách thanh toán thông minh như: ví điện tử, thẻ ngân hàng, chuyển khoản…
  • Tăng tốc độ vận chuyển hàng hóa

IV. Chạy quảng cáo thương hiệu TPCN

Một trong những cách quảng bá thương hiệu TPCN nhanh nhất trên Internet. Đó là chạy quảng cáo online.

Bạn có thể chạy quảng cáo phủ thương hiệu trên Internet. Tùy vào chiến lược, giai đoạn và thông điệp bạn muốn truyền tải. Thông điệp, đối tượng hoặc nội dung quảng cáo sẽ được thay đổi.

Quảng cáo thương hiệu mục đích không phải tăng doanh số. Mà mục đích là càng nhiều người biết tới bạn càng tốt. Người xem sẽ biết tới bạn và mục đích tồn tại của bạn. Lúc này, nếu người xem đang có nhu cầu về sản phẩm của bạn, họ sẽ bị thôi thúc phải vào website tìm hiểu về bạn.

Mục tiêu quảng bá lúc này cao hơn mục tiêu tăng doanh số. Bạn có thể chọn hình thức quảng cáo phù hợp (như hiển thị, video,..) để tối ưu hiệu quả. Tuy nhiên, dù chạy quảng cáo trên nền tảng nào. Bạn cũng cần đọc kỹ chính sách để tạo quảng cáo hợp lệ. Quảng cáo vi phạm chính sách sẽ không thể chạy được trên nền tảng đó.

Nếu bạn không có kinh nghiệm chạy quảng cáo. Bạn có thể thuê Freelancer quảng cáo bên ngoài với giá rẻ. Bạn chỉ cần theo dõi hiệu quả của các chiến dịch mà thôi. Bạn có thể đăng việc tìm người chạy quảng cáo trên vLance với giá rẻ.

V. Lời kết

Trên đây là tổng hợp cách xây dựng thương hiệu TPCN bạn cần biết. Mong rằng, bạn đã tìm kiếm được thông tin mình cần trong bài viết này. Bạn có thể tham khảo thêm cách marketing thực phẩm chức năng để biết cách tăng doanh số hiệu quả.

Chúc bạn có nhiều thành công mới!