Tại sao phải xây dựng thương hiệu Nhà Hàng? Bạn đã từng thắc mắc liệu nhà hàng của mình có ghi lại dấu ấn nào đó trong tâm trí khách hàng hay không? Chắc hẳn bạn sẽ không muốn đóng vai mờ nhạt so với đối thủ cạnh tranh.
Vậy hãy để vLance giúp bạn tìm hiểu bí quyết hình thành thương hiệu nổi bật trong mắt khách hàng ngay nhé!
Bài viết có gì?
I. Thương hiệu ngành ẩm thực là gì?
Theo định nghĩa thông thường, thương hiệu bao gồm tất cả những yếu tố: tên gọi, logo, slogan, hình ảnh… giúp phân biệt tổ chức này với tổ chức khác trong mắt người tiêu dùng. Những yếu tố này cũng sẽ có sự khác biệt nhất định ở mỗi ngành hàng khác nhau.
Đối với thương hiệu ngành ẩm thực, bạn không thể chỉ quan tâm tới những yếu tố bề nổi, hữu hình như bộ nhận diện thương hiệu. Họ sẽ nhớ tới chất lượng phục vụ, chất lượng đồ ăn được chế biến ra sao, độ nổi tiếng của bạn so với những nhà hàng khác…
Không chỉ vậy, thời thế thay đổi, khách hàng thường rất quan tâm tới độ phủ thương hiệu của bạn trên các kênh marketing. Tức là, họ sẽ chú ý hơn với những nhà hàng thường xuyên tạo ra các chiến dịch tiếp thị. Có thể chưa cần trải nghiệm, họ đã có những nhận định và ghi nhớ điểm đặc biệt ở nhà hàng đó.
Vậy nên, hãy đẩy mạnh việc marketing để xây dựng thương hiệu Nhà Hàng hiệu quả. Truyền thông qua hình ảnh là cách thức dễ dàng khiến khách hàng nhớ về thương hiệu của bạn.
II. Tại sao cần xây dựng thương hiệu Nhà Hàng?
Quá trình đưa ra quyết định lựa chọn trải nghiệm ăn uống tại Nhà Hàng thường sẽ nhanh chóng hơn so với mua sản phẩm có giá trị (nhà, xe ô tô…). Vậy nên, bạn đừng bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng của mình. Tạo ra những “ấn tượng” thuyết phục nhất để khách hàng coi bạn là sự lựa chọn hàng đầu, cũng chính là cách xây dựng thương hiệu Nhà Hàng tăng doanh thu nhanh chóng.
2.1. Sự khác biệt
Nếu ngắm hàng triệu vì sao trên bầu trời đêm, bạn chắc hẳn sẽ đắm chìm với ngôi sao sáng rực rỡ nhất. Kinh doanh cũng vậy, khách hàng sẽ chỉ ấn tượng với những nhà hàng có điểm khác biệt rõ rệt. Đó là lí do khiến bạn chắc chắn phải tạo ra sự khác biệt cho nhà hàng của mình.
Vậy điểm khác biệt đó đến từ đâu và làm thế nào để tìm ra nó?
Không quá phức tạp để tạo ra sự “khác biệt”. Bạn nên tập trung làm tốt ở 1 trong những yếu tố cốt lõi sau:
- Nguyên liệu chế biến ra món ăn là tiêu chí mà tất cả khách hàng đều quan tâm. Mọi người bắt đầu có xu hướng tìm kiếm thực phẩm sạch và nói không với thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bạn có thể nhấn mạnh quy trình nhập nguyên liệu đầu vào của mình để nâng cao mức độ uy tín.
- Mọi thứ đều hoàn thiện nhưng bạn bỏ qua việc đào tạo bài bản cho nhân viên sẽ là một sai lầm rất lớn. Hãy chú trọng quy cách phục phụ của nhà hàng và mang tới trải nghiệm khác biệt cho thực khách của mình.
Ví dụ: Haidilao là nhà hàng lẩu có mức giá cao và nổi tiếng với cách phụ vụ luôn coi khách hàng là thượng đế. Bạn đã từng làm nail, gấp hạc giấy khi xếp hàng đợi đến lượt, xem múa mì, nấu cháo tại nhà hàng lẩu chưa? Quả là trải nghiệm quá thú vị và hấp dẫn!
- Có rất nhiều loại hình nhà hàng như: buffet tự phục vụ, chọn món,… Tuy nhiên, điều này chưa đủ để khiến nhà hàng của bạn trông nổi bật giữa đám đông. Hãy thử kết hợp mô hình buffet với: hình thức phục vụ tận bàn; hệ thống băng chuyền đồ ăn tự động; khách hàng tự chế miến món ăn hoặc đầu bếp trổ tài nấu ăn trước mặt khách hàng…
Tất cả những yếu tố này sẽ giúp bạn tạo ra điểm khác biệt so với các đối thủ đáng gờm trên thị trường. Tuy nhiên đừng ôm đồm và thực hiện tất cả. Hãy lựa chọn 1 vài điểm nhà hàng có thể phát huy tốt.
2.2. Trở thành chọn lựa số 01 của khách hàng
Hãy đặt ra câu hỏi: “tại sao khách hàng lại lựa chọn nhà hàng của bạn mà không phải địa điểm khác?”. Câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm ra lợi thế cạnh tranh cho chính mình.
Khách hàng thường chọn những nhà hàng có uy tín, thương hiệu và được nhiều người trải nghiệm. Bởi vậy bạn cũng cần phải xây dựng thương hiệu của chính mình để trở thành lựa chọn số 1 của khách hàng. Đừng ngậm ngùi nhìn khách hàng tiềm năng của mình ghé qua nhà hàng của đối thủ.
Vậy làm thể nào để trở thành lựa chọn hàng đầu? Có rất nhiều cách khác nhau, phổ biến nhất đó chính là sử dụng những Food Vlogger đến nhà hàng và thưởng thức món ăn của bạn. Sau đó họ sẽ đăng tải video hoặc bài viết, từ đó tăng độ phủ thương hiệu và khách hàng cảm thấy được chứng thực về chất lượng nhà hàng của bạn.
Hoặc để tiết kiệm hơn, bạn nên thuê Freelancer viết content review đánh giá món ăn và đăng tải lên các group Facebook.
Bạn không nên chờ đợi có khách hàng đến ăn rồi mới kêu gọi họ nêu cảm nhận về trải nghiệm. Hãy chủ động tạo ra những thông tin để điều hướng suy nghĩ, truyền tải giá trị đặc biệt và độc nhất ở nhà hàng.
III. 03 cách xây dựng thương hiệu cho Nhà Hàng
Bạn có thể dễ dàng lên Google và tìm kiếm cách xây dựng thương hiệu. Hoặc đơn giản hơn là đến trực tiếp nhà hàng bạn muốn và học hỏi theo cách phát triển thương hiệu của họ. Tuy nhiên, sẽ chẳng ai nói với bạn rằng, việc xây dựng thương hiệu bắt buộc phải đảm bảo những yếu tố nào. Cùng vLance khám phá nhé!
3.1. Menu – Linh hồn của Nhà Hàng
Khi gia nhập ngành F&B, bạn cũng đã tự ngầm hiểu và chấp nhận rằng mình sẽ phải “làm dâu trăm họ”. Bạn không thể đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu mọi thực khách. Vậy nên, hãy xây dựng menu mang đậm chất riêng và phù hợp với khách hàng mục tiêu nhé.
Trước hết, bạn phải xác định món ăn đặc trưng của nhà hàng là gì. Tập trung vào 1 nhóm phong cách món ăn nhất định, tuyệt đối đừng dàn trải menu và phục vụ món ăn 5 châu 4 bể. Ngoài ra, cụm từ “Best Seller” (Bán chạy nhất) nên đặt ngay cạnh món ăn để thực khách không thể bỏ qua át chủ bài trong menu của bạn.
Đây là điều mà chỉ có vLance mới tiết lộ, bạn có biết sự đồng bộ thương hiệu là yếu tố quan trọng nhất không? Hãy thiết kế menu đồng bộ với các yếu tố nhận diện thương hiệu khác.
Ví dụ: không gian nhà hàng của bạn toát lên vẻ thanh thoát, sang trọng và có phần hơi cổ điển. Vậy bạn nên thiết kế menu theo phong cách vintage hoặc minimalism để đồng bộ với tính cách thương hiệu.
Có vô vàn chất liệu để tạo ra 1 chiếc menu hoàn chỉnh. Hiện nay, nhiều nhà hàng sử dụng menu điện tử hiển thị trên màn hình LED thay thế cho menu giấy. Một số nhà hàng khác ứng dụng tính năng quét mã QR để order trên điện thoại cá nhân của khách hàng.
Tuy nhiên, để phù hợp với mọi đối tượng ở mọi độ tuổi. Bạn vẫn nên thiết kế một chiếc menu đặt tại nhà hàng để tất cả khách hàng đều nhìn thấy dễ dàng và chọn món. Hãy tham khảo hồ sơ năng lực của các freelancer thiết kế tại vLance để xem những mẫu thiết kế chuyên nghiệp tại vLance nhé.
3.2. Banner quảng cáo – Liên tục gợi nhắc khách hàng
Tạo banner quảng cáo cho các chiến dịch cũng chính là một cách xây dựng thương hiệu Nhà Hàng. Kế hoạch marketing nói chung và banner nói riêng phải có nội dung thống nhất với định hướng phát triển, tông giọng và thái độ sẽ thể hiện tính cách của thương hiệu và đối tượng khách hàng nhắm tới.
Banner quảng cáo được đăng cùng những nội dung thú vị sẽ kích thích vị giác của khách hàng và khiến họ muốn ghé qua cửa hàng ngay lập tức. Không những vậy banner còn gợi nhắc những khách hàng quen thuộc quay trở lại quán để thưởng thức món ăn mà lâu nay họ quên lãng.
3.3. Chạy quảng cáo Google Ads & Facebook Ads
Nếu bạn sở hữu một nhà hàng nhỏ, mới thành lập thì triển khai kế hoạch marketing đơn giản là chưa đủ. Bạn mới chỉ đi được nửa chặng đường đến với khách hàng của mình. Ngay cả khi nhà hàng của bạn lớn mạnh và có lượng khách nhất định, bạn vẫn cần phải liên tục có phương án tối ưu hơn cho quá trình mở rộng tệp khách hàng của mình.
Khi sử dụng kênh Facebook để quảng cáo thương hiệu bằng những bài viết với nội dung thú vị và hình ảnh độc đáo, bạn vẫn có thể thu hút 1 lượng khách nhất định. Tuy nhiên, mức độ hiển thị trên mạng xã hội này sẽ rất hạn chế, Facebook sẽ chỉ để một số lượng người dùng tiếp cận được bài viết của bạn.
Vậy nên, để phủ rộng thương hiệu, muốn thật nhiều khách hàng biết đến nhà hàng và bám đuổi khách hàng tiềm năng. Bạn hãy chạy quảng cáo trên nền tảng Google Ads và Facebook Ads. Khi thực hiện các chiến dịch chạy quảng cáo, bạn nên kết hợp các chương trình khuyến mại để kích thích hành động của khách hàng (liên hệ đặt bàn, nhắn tin trao đổi thông tin…).
Với nhà hàng có quy mô và ngân sách nhỏ. vLance khuyên bạn nên hợp tác với Freelancer chạy quảng cáo để tiết kiệm tối đa chi phí. Freelancer giúp bạn lập kế hoạch quảng cáo cụ thể, phủ rộng trên các nền tảng mạng xã hội để xây dựng thương hiệu Nhà Hàng và tăng doanh thu.
IV. Cách chạy quảng cáo Google và Facebook cho Nhà Hàng
Lĩnh vực nhà hàng là một trong những dịch vụ có thể chạy quảng cáo trên cả 2 nền tảng là Facebook Ads và Google Ads. Tùy vào thời điểm và mục đích marketing mà bạn có thể cân nhắc chọn một trong hai. Nếu có đủ ngân sách, kết hợp chạy quảng cáo đa kênh sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho nhà hàng của bạn.
4.1. Google Ads
Khi khách hàng có nhu cầu, họ thường sử dụng Google và gõ các cụm từ tìm kiếm ví dụ như: “nhà hàng đồ Ấn gần nhất”. Sau đó, quảng cáo vị trí Google Map sẽ hiển thị ngay lập tức . Bạn có thể thực hiện quảng cáo để tận dụng ngay tính năng thông minh này.
Google Ads còn cung cấp cho bạn rất nhiều loại hình dịch vụ quảng cáo khác nhau. Bạn hãy tham khảo kết hợp để quảng cáo cho nhà hàng với một số chiến dịch phù hợp sau:
- Chiến dịch tìm kiếm: Đây là quảng cáo dạng văn bản tiếp cận khách hàng chủ động tìm kiếm trên thanh công cụ của Google về sản phẩm.
- Chiến dịch hiển thị: Quảng cáo trên mạng hiển thị, xuất hiện ở các trang web phù hợp và bám đuổi khách hàng tiềm năng.
- Chiến dịch Video: Thu hút người xem trên Youtube và website với video trực quan, sống động. Kích thích vị giác khách hàng ngay lập tức.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng những chiến dịch này một cách hiệu quả. Bạn phải sở hữu một số kỹ năng cũng như kinh nghiệm nhất định. Mặc dù quảng cáo cho các sản phẩm của nhà hàng tương đối dễ dàng nhưng nếu không có kinh nghiệm, bạn vẫn có thể mắc phải một số lỗi vi phạm chính sách. Nếu không giải quyết nhanh chóng, trường hợp xấu nhất là website của bạn có thể bị khóa.
Xây dựng thương hiệu Nhà Hàng bằng cách chạy Ads chưa bao giờ là đơn giản. Bạn hãy cân nhắc hợp tác với Freelancer tại vLance để được hỗ trợ chạy quảng cáo tối ưu và đúng chuẩn Google nhé. Từ đó, nhà hàng của bạn sẽ gia tăng khách hàng liên hệ đặt bàn và phát triển thương hiệu lớn mạnh hơn nữa.
Xem thêm bài viết Làm việc nhanh – thanh toán gọn với freelancer trên vLance để biết thêm chi tiết bạn nhé!
4.2. Facebook Ads
Quảng cáo trên mạng xã hội Facebook sẽ có một số hạn chế so với quảng cáo ở Google. Facebook không hỗ trợ người dùng tìm kiếm như Google mà chỉ hiển thị quảng cáo trên bảng tin. Tuy nhiên, đây lại là kênh dễ dàng tiếp cận khách hàng nhất. Bởi hầu hết tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam đều sử dụng mạng xã hội này.
Khi quảng cáo trên nền tảng này, Facebook sẽ dựa theo hành vi của người dùng để hiển thị những quảng cáo phù hợp nhất.
Ví dụ: người dùng dành nhiều thời gian để đọc các bài review hoặc xem video về nhà hàng buffet, Facebook sẽ hiển thị quảng cáo buffet của bạn tới đối tượng khách hàng này. Đây được xem là 1 đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn.
Ngoài ra, quảng cáo hiển thị của Facebook giúp bạn đưa những hình ảnh bắt mắt về món ăn bạn kinh doanh đến với khách hàng. Hãy sử dụng những hình ảnh có chất lượng cao, hạn chế chèn quá nhiều văn bản vào ảnh để mang lại hiệu quả quảng cáo cao nhất.
Còn rất nhiều điểm cần phải lưu ý. Bởi Facebook hay Google cũng đều có chính sách riêng về chạy quảng cáo. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp từ Freelancer tại vLance để hỗ trợ chạy quảng cáo an toàn, hiệu quả nhé!
V. Kết Luận
Một sản phẩm hay dịch vụ tốt muốn được khách hàng biết đến rộng rãi thì cần phải xây dựng và phủ rộng thương hiệu. Hãy dành thời gian nghiên cứu thật kỹ lưỡng và lập ngay kế hoạch trước khi đưa mô hình nhà hàng của bạn kinh doanh chính thức.
Hợp tác cùng Freelancer uy tín và chuyên nghiệp tại vLance chính là nguồn nhân sự đắc lực hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào. Tham khảo thêm bài viết Freelancer mang lại những hiệu quả gì cho doanh nghiệp của bạn ngay nhé!