Ngành du lịch đã trải qua giai đoạn khó khăn chồng chất, khi đại dịch COVID-19 thực sự là một bài học lớn kích thích các tổ chức du lịch, doanh nghiệp lữ hành nhanh chóng đề xuất giải pháp, những chiến lược tăng doanh số kịp thời để vượt qua thời kỳ khủng hoảng.
Thời điểm này ngành du lịch mới phục hồi và bước vào giai đoạn “bình thường mới” còn gặp không ít khó khăn: nhân sự “chuyển nghề” dẫn tới sụt giảm, thiếu chi phí gây ảnh hưởng tới chất lượng tour, sửa sang bảo dưỡng trang thiết bị… Tuy nhiên, nếu biết quan sát, nắm bắt cơ hội, các doanh nghiệp lữ hành vẫn có thể xây dựng những kế hoạch marketing tăng doanh số một cách hiệu quả, nhanh chóng nhất!
Bài viết có gì?
I. Gợi ý giải pháp marketing du lịch chất lượng, chi phí hợp lý cho giai đoạn phục hồi
1. Tối ưu hóa website/ blog du lịch – Xây dựng nền tảng vận hành chuyên nghiệp
Sở hữu một website du lịch chuyên nghiệp đã trở thành bước ưu tiên cơ bản đối với mỗi doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt, các website cần chú trọng lưu ý cả những thiết kế chuẩn SEO nhằm dễ dàng tiếp cận khách hàng cũng như giúp khách hàng đặt tour nhanh chóng.
Bạn biết không, tất cả những vấn đề “trục trặc” ở website đều gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng truy cập của khách hàng, tăng tỷ lệ thoát trang và vô số tình huống khác nữa. Một số tình trạng lỗi website có những biểu hiện như sau
- Trang web load quá chậm, gây mất thời gian, khả năng người truy cập kiên nhẫn chờ đợi bạn là cực kỳ thấp.
- Nội dung trùng lặp được đăng tải.Google thường lọc ra những nội dung trùng lặp khỏi kết quả tìm kiếm và nếu không được xử lý đúng, phần nội dung chính xác của bạn có thể sẽ không được xuất hiện.
- Liên kết bị hỏng có thể là một thiệt hại lớn cho trải nghiệm của người dùng, dẫn đến mất chuyển đổi.
Thường xuyên kiểm tra tốc độ, chất lượng hoạt động của website, bạn sẽ theo dõi được những ưu – nhược điểm mà nền tảng của mình đang gặp phải để kịp thời điều chỉnh, nâng cao tính tối ưu.
Bởi vậy, xây dựng một kế hoạch phát triển website chuyên nghiệp chắc chắn sẽ thuận lợi hơn nhiều, khi bạn có trong tay những chuyên gia thiết kế, lập trình website ấn tượng.
Những freelancer hoạt động ở vị trí này phần lớn có số năm kinh nghiệm ổn định cùng lượng sản phẩm về mảng du lịch được đánh giá cao. Website của bạn sẽ được kịp thời điều chỉnh, giám sát chất lượng cũng như nhận được phương án hoạt động tốt nhất. Đây sẽ là lựa chọn kịp thời để doanh nghiệp tối ưu hóa nền tảng của mình.
Kết nối cùng Freelancer lập trình và thiết kế website ngay tại đây!
2. Nâng cao chất lượng nội dung SEO – Tăng traffic, tăng chuyển đổi khách hàng
Việc xây dựng nội dung hấp dẫn, chuẩn SEO sẽ giúp cho bài viết của bạn hiển thị tốt hơn trên các trang tìm kiếm, từ đó thu hút lượng khách hàng quan tâm, kích thích khách hàng sử dụng các dịch vụ lữ hành và đạt mục tiêu tăng doanh số. Sở hữu content thu hút, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ càng được nâng cao và rõ nét hơn trong mắt khách hàng.
Bên cạnh phần ý tưởng nội dung mượt mà, trau chuốt, một lưu ý quan trọng khác không thể bỏ lỡ cho bài viết SEO hoàn chỉnh đó chính là những yêu cầu chuẩn SEO dưới đây
- Độ dài bài viết hợp lý
Có một sự thật là khách hàng thường thiếu kiên nhẫn khi phải đọc một bài viết quá dài, song, bài chuẩn SEO du lịch lại đòi hỏi người viết phải đáp ứng từ 1500 – 2500 chữ. Giới hạn này không chỉ giúp Google đánh giá SEO tốt mà còn tạo điều kiện để bạn biên soạn nội dung có chất lượng, có khả năng cung cấp đầy đủ thông tin khách hàng cần điểm đến mà họ sắp lựa chọn. Vậy nên, bạn cần liệt kê những nội dung chính nổi bật để khách hàng có thể nhanh chóng nắm được hết sự hữu ích của bài viết.
- Từ khóa SEO mạnh mẽ
Các từ khóa là yếu tố quan trọng, hướng đến sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị đang hiện hành. Chúng cần có khả năng SEO mạnh mẽ, xuất hiện xuyên suốt toàn bài, bao gồm cả từ khóa chính kết hợp thêm từ khóa phụ. Bạn có thể mường tượng rằng những từ khóa nào đưa khách hàng đến với mảng dịch vụ nào để từ đó thu thập, chắt lọc, hình thành bảng từ khóa hợp lý cho mỗi phân mục du lịch, đảm bảo chất lượng bài viết tăng doanh số.
Ví dụ: Khi khách hàng truy cập trang tìm kiếm, họ sẽ nhập “Tour du lịch giá rẻ” nếu họ quan tâm về giá, “Tour du lịch tốt, chất lượng,…” nếu họ ưu tiên cho trải nghiệm hơn.
- Tiêu đề kích thích hứng thú
Góp phần không nhỏ vào việc thu hút traffic chính là một tiêu đề mới mẻ, gây tò mò. Bạn cần thường xuyên cập nhật những xu hướng xã hội mới, áp dụng chúng để xây dựng tiêu đề sao cho hấp dẫn, thậm chí đi ngược lại xu hướng để “giật title”, tăng sự kịch tích và tăng cả lượng truy cập cho bài viết.
Ví dụ: Bạn có thể viết tiêu đề dưới dạng câu hỏi hay sử dụng cấu trúc câu bỏ lửng và dấu “…” cuối câu, tăng sự tò mò cho người đọc. Một tuyệt chiêu khác, hãy chèn những từ biểu đạt mạnh: bất ngờ, bí mật, cảnh báo, đặc biệt, đơn giản, đột phá… và vô số trạng từ khác, kích thích khách hàng click chuột ngay lập tức.
- Đường dẫn liên kết đa dạng
Việc triển khai Internal link trong các bài viết SEO không mất quá nhiều thời gian nhưng luôn đem lại hiệu quả cao. Chúng có vai trò điều hướng khách truy cập sang các trang có giá trị chuyển đổi cao hơn. Bên cạnh đó, các liên kết nội bộ cũng thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động theo những lời kêu gọi của bạn.
Có thể thấy việc triển khai các bài viết chuẩn SEO là vô cùng cần thiết, cần phải thực hiện đầy đủ quy trình và yêu cầu đề ra. Có vậy bài viết của bạn mới đem tới những chuyển đổi hiệu quả.
Và thay vì lúng túng, tự loay hoay cho những bài SEO do chưa đủ kinh nghiệm, hãy thử liên hệ với những Freelancer viết bài SEO để trao đổi và hỗ trợ dựng bài theo cách chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian nhất.
3. Đẩy mạnh tương tác qua mạng xã hội – Đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ
Mạng xã hội đã và đang trở nên phổ biến, đặc biệt bùng nổ trong khoảng 3 năm trở lại đây với vô số nền tảng thịnh hành như Facebook, Instagram, Tiktok,… – nơi mà mọi người nói về các sản phẩm du lịch, đăng tải những khoảnh khắc “sống ảo”, chia sẻ kinh nghiệm hoặc thể hiện sở thích cá nhân..
Chăm chỉ tương tác trên các tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp tương tự như các nền tảng quảng cáo khác đang hiện hành, đừng bỏ bê chúng. Với từng loại nội dung, gợi ý cho bạn một số cách hoạt động sau
- Đón đầu xu hướng thịnh hành để lên content các bài đăng trên Facebook, Instagram. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch marketing tăng doanh số. Theo một khảo sát, dạng bài nhận được lượt like, share cao nhất là chia sẻ mẹo du lịch và review địa điểm đang xu hướng.
- Thường xuyên cập nhật hình ảnh mới, chất lượng ảnh chụp cao. Những tấm hình mới nhất sẽ là của độc quyền bạn khi phát hành. Fanpage của bạn cũng có thể tổng hợp các tips chụp hình, filter màu ảnh để tăng tương tác với du khách trẻ tuổi.
- Những dạng clip ngắn thống trị trên Tiktok hay Instagram Reels hiện là lựa chọn mỗi ngày của khách hàng. Hãy tận dụng tối đa nền tảng này để phát triển những nội dung hot như tour ẩm thực địa phương, review quán cafe hướng biển…
- Đừng quên chú ý phần bình luận, đánh giá. Doanh nghiệp cần lắng nghe ý kiến từ khách hàng để cải thiện, nâng cấp chất lượng dịch vụ của mình.
Một chú ý khác mà nếu không nhắc tới, có khi bạn chưa để ý, đó là tốc độ phản hồi khách hàng từ các tài khoản mạng xã hội thúc đẩy rất lớn tới khả năng đi – ở của khách. Tốc độ phản hồi vượt trội, khách hàng nhanh chóng được giải đáp thắc mắc sẽ đẩy nhanh quá trình tìm hiểu, cân nhắc và sử dụng dịch vụ.
Cách tốt nhất là bạn nên xây dựng cho mình những đội ngũ quản lý blog/ tài khoản mạng xã hội riêng để trên nền tảng nào, khách hàng cũng nhanh chóng được “chăm sóc”, được hỗ trợ kịp thời còn bạn sẽ thuận tiện thao tác cũng như quen thuộc với nền tảng đó hơn.
Bạn cũng có thể tham khảo bài tổng hợp sau: Top 4 Websites giúp bạn tuyển Cộng tác viên Quản lý fanpage chất lượng
4. Cập nhật chuyển đổi số du lịch – Công nghệ cải thiện trải nghiệm của khách hàng
Trải qua hai năm dịch bệnh, ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm kiếm các kênh giao tiếp với khách hàng của mình một cách gần gũi và hiệu quả. Quá trình lưu trữ dữ liệu, kiểm soát chất lượng và cả hoạt động thanh toán, phục vụ, tương tác với khách đều được thực hiện hiệu quả nhờ công nghệ.
Đề cập đến một số xu hướng nổi bật về du lịch số thời gian vừa qua, phải kể đến các ứng dụng di động – phù hợp với đặc trưng của du khách khi có thể sử dụng linh hoạt theo quá trình di chuyển.
Bên cạnh một số ứng dụng cơ bản như bản đồ, ví điện tử, hiện nay kho ứng dụng đã phong phú hơn với hàng loạt các app đặt đồ ăn, dịch vụ vui chơi giải trí… Thậm chí, khách hàng có thể đặt vé trước cho toàn bộ lịch trình, xem trước địa điểm tham quan hay chọn hướng dẫn viên mà không cần bất cứ tương tác trực tiếp nào trước khi khởi hành.
Điều này càng thể hiện rõ các doanh nghiệp lữ hành cần đẩy mạnh tối đa tích hợp những dịch vụ của mình với bên ứng dụng. Tại sao không khi doanh nghiệp sáng tạo ra bộ ứng dụng của chính mình?
Chỉ cần trao đổi ý tưởng và mục tiêu phát triển, các chuyên gia thiết kế ứng dụng di động sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tạo dựng bản sắc riêng, nhờ đó có thêm cơ hội tiếp cận tới khách hàng. Chi phí cho mỗi giao dịch cũng rất hợp lý so với thị trường, bạn chỉ cần bỏ ra từ 2 tới 3 triệu đồng cho một sản phẩm thiết kế chuyên nghiệp như trên.
II. vLance – sàn việc làm kết nối freelancer chất lượng với dự án của bạn
Là một chủ doanh nghiệp lữ hành, đổi mới chiến lược để thúc đẩy doanh số vào thời điểm này là vô cùng quan trọng, khi bạn phải chỉnh trang đồng thời có kế hoạch cụ thể cho từng phân khúc dịch vụ khác nhau. Vậy làm thế nào để tìm được một môi trường uy tín, quy tụ đa dạng nguồn nhân sự từ các lĩnh vực khác nhau? vLance chính là câu trả lời dành cho bạn.
Thành lập từ năm 2013, cho tới nay vLance đã có tổng cộng 1.100.000 freelancer năng nổ hoạt động, giúp kết nối nhiều freelancer với vô số những dự án giá trị, tạo nên một sàn giao dịch việc làm đáng tin cậy.
Nhiều freelancer sau khi hoàn thành hợp tác đã nhận được đánh giá 5 sao từ khách hàng cùng những bình luận tích cực, càng chứng tỏ số lượng lớn khách hàng hài lòng, đồng hành cùng vLance để thuê những freelancer nhiệt tình hỗ trợ cho công việc của mình.
Chỉ với một vài thao tác nhanh chóng, đăng ký tài khoản miễn phí, bạn đã có thể truy cập vLance và đăng dự án, chờ đợi những “chào giá” chất lượng và hoàn thiện chiến lược tăng doanh số cho doanh nghiệp lữ hành của mình.
III. Lời kết
Như vậy, có thể thấy, trong bối cảnh ngành du lịch đang chịu tác động nặng nề như hiện tại do ảnh hưởng bởi đại dịch, xây dựng kế hoạch phục hồi chuyên nghiệp là một điều cần thiết. Rất ít tổ chức có thể đảm bảo việc kinh doanh bền vững và phát triển nếu không có một chiến lược chỉn chu. Chính vì vậy các doanh nghiệp lữ hành cần sớm vạch những kịch bản mới mẻ, bám sát thực tế để cải thiện tình trạng doanh thu.
Trên đây là những cách tăng doanh số xu hướng mà bạn có thể áp dụng vào chiến lược Marketing – quảng cáo cho đơn vị du lịch của mình. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn tìm được hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp mình. Chúc bạn thành công!