Cộng tác viên là gì? Cách tăng thu nhập khi làm cộng tác viên

Ngày nay, mọi lĩnh vực ngành nghề đều có nhu cầu tuyển dụng cộng tác viên. Đặc biệt, cộng tác viên đem lại nhiều giá trị, lợi ích cho doanh nghiệp như: Nâng cao chất lượng công việc, mở rộng hệ thống kinh doanh, tối ưu hóa lợi nhuận… Vậy cộng tác viên là gì? Theo nghề có khó không? Cách nào để kiếm tiền tốt với nghề? Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các vấn đề trước khi làm cộng tác viên online. 

Bài viết có gì?

I. Cộng tác viên là gì? Có vai trò như thế nào 

Ngày nay, hình thức làm việc cộng tác không còn xa lạ với các bạn trẻ. Tỉ lệ giới trẻ tham gia đông đảo với mong muốn kiếm thêm tiền và nâng cao kĩ năng, chuyên môn. 

Freelancer là xu hướng việc làm được ưa chuộng trong tương lai

1. Cộng tác viên là gì? 

Cộng tác viên hay còn gọi là freelancer. Đây là hình thức làm việc tự do, không có vị trí chính thức trong tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp. Họ sẽ làm việc từ xa qua mạng internet. Họ không nhận lương cứng mà tính thù lao theo nhuận bút, theo dự án của doanh nghiệp.

Đối với nhiều người, họ tận dụng thời gian rảnh rỗi để kiếm tiền, gia tăng thu nhập thông qua hình thức cộng tác. Họ không đòi hòi các chế độ đãi ngộ lương thưởng như nhân viên chính thức.

Đối với doanh nghiệp, tuyển cộng tác viên online giúp họ tiết kiệm một khoản chi phí nhưng vẫn đạt chỉ tiêu về doanh số, chất lượng công việc.  

2. Vai trò của cộng tác viên

Làm freelancer đã và đang trở thành xu hướng của các bạn trẻ năng động, không thích gò bó trong tương lai.

Mỗi người đều có thế mạnh riêng biệt trong từng lĩnh vực. Họ được chuyên môn hóa và giàu kinh nghiệm trong cách xử lí giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp dễ dàng tuyển freelancer ở mọi lĩnh vực: Kinh doanh, kế toán, tài chính, viết lách, lập trình, bán hàng online…

Doanh nghiệp có thể thuê làm việc theo giờ, theo dự án, theo sản phẩm. Đây là hình thức làm việc online, linh động về thời gian, không gian giúp các doanh nghiệp giảm gánh nặng trong quá trình vận hành. Đây là hình thức cộng tác đôi bên đều có lợi và hợp tác dài lâu.

Thuê cộng tác viên giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí

II.  Các công việc tuyển dụng nhiều cộng tác viên

Từ mạng xã hội đến website bạn đều đọc được các tin tuyển dụng freelancer. Sau đây là các công việc online được tuyển nhiều.

1. Cộng tác viên viết bài

Đây là một trong những công việc hót được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng để viết bài website, fanpage, blog, bài PR, báo chí… Những bạn học chuyên ngành báo chí, sư phạm, marketing.. có thể lựa chọn để tăng nguồn thu nhập. Khi làm cộng tác viên cho website nhiệm vụ của bạn chủ yếu viết nội dung đưa lên web. Mỗi ngày yêu cầu từ 2-3 bài hoặc ít nhất 1 bài, bạn sẽ tranh thủ được thời gian rảnh để tăng thu nhập.

Hình thức làm việc linh động, bạn không cần đến công ty. Chỉ cần đảm bảo về chất lượng bài viết theo yêu cầu và giao đúng thời hạn. Ngoài ra, cộng tác viên viết bài cũng cần trau dồi chuyên môn, kĩ năng, tăng cường, sáng tạo để có thể cộng tác lâu dài với các doanh nghiệp.  

Freelancer viết bài được tìm kiếm nhiều

2. Cộng tác viên lập trình

Trong thời đại thông tin, website đóng vai trò quan trọng đối với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Thậm chí các cá nhân nhỏ lẻ cũng có từ 2-3 website để phục vụ công việc, kinh doanh. Bởi vậy, nhu cầu thuê freelancer lập trình chiếm số lượng lớn.

Phần lớn các doanh nghiệp thuê lập trình online để code web, sửa lỗi, nâng cấp hệ thống, viết phần mềm, tools, quản trị web… Mức thù lao cho cộng tác viên lập trình ít nhất từ 1.000.000 triệu đồng trở lên. Đối với các dự án lớn thù lao từ 50 – 70.000.000 triệu đồng không hề thấp.

Xu hướng thuê cộng tác viên lập trình ngày càng cao

3. Làm cộng tác viên thiết kế đồ họa

Bên cạnh lập trình, xu hướng tuyển freelacner thiết kế đồ họa ngày càng phổ biến. Nhiều doanh nghiệp không tuyển dụng nhân viết thiết kế chính thức mà thường thuê nhân sự bên ngoài để làm việc. Ngoài ra, các cộng tác viên thiết kế thường có nhiều kinh nghiệm, am hiểu về từng loại hình thiết kế sẽ đem lại sản phẩm chất lượng.

Để theo đuổi freelancer thiết kế đồ họa online, các bạn nên tham gia các group chuyên về design. Hoặc đăng kí tài khoản trên website tìm việc làm freelancer chuyên nghiệp như Vlance để tìm nguồn khách hàng chất lượng. Nhận các dự án ngoài sẽ giúp nâng cao tay nghề, học hỏi được nhiều kĩ thuật mới. Đồng thời, nhận được mức thù lao xứng đáng với năng lực.  

4. Làm cộng tác viên dịch thuật

Ngoài lập trình, thiết kế, viết lách…cộng tác viên dịch thuật luôn nằm trong top các nghề được tìm kiếm nhiều. Với sự phát triển của nền kinh tế, thế giới phẳng lên ngôi kéo theo nhu cầu về dịch thuật ngày càng tăng. Rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu dịch thuật tài liệu, văn bản từ nước ngoài sang Việt Nam và ngược lại. Đơn cử tại các cơ quan báo chí, nhu cầu dịch tin tức từ báo nước ngoài khá lớn. Bạn có thể tận dụng để dịch tin cho báo chí.

Hoặc nhận dịch phim ảnh, sách, tài liệu chuyên ngành, video hoặc làm nội dung bằng ngôn ngữ nước ngoài… Rất nhiều cơ hội để freelancer dịch thuật kiếm tiền khủng, tích lũy kinh nghiệm, chuyên môn.

Để trở thành cộng tác viên dịch thuật uy tín, chuyên nghiệp cần có thái độ làm việc tốt, cầu thị. Các yêu cầu về khả năng hành văn, ngữ pháp chính tả phải đúng chuẩn. Am hiểu, thành thạo về chuyên ngành đảm bảo bản dịch có chất lượng tốt, tạo sự tin tưởng của khách hàng.

Nhu cầu tuyển dụng freelancer dịch thuật cao

5. Cộng tác viên bán hàng online

Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn mở rộng thị trường kinh doanh và tăng cường doanh số bán ra. Vì vậy nhu cầu tuyển cộng tác viên bán hàng online rất lớn. Đây là cách để doanh nghiệp quảng báo sản phẩm một cách tự nhiên. Họ thường đăng tuyển nhân sự tham gia bán hàng online để đẩy sản phẩm, tuyển đại lí sỉ với chi phí 0 đồng.

Khi bán hàng online bạn được hỗ trợ về mặt nội dung, hình ảnh. Được đào tạo, tư vấn chiến lược, phương thức bán hàng, tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đào tạo bài bản về chiến lược kinh doanh, tiếp thị, kiến thức trong lĩnh vực marketing. Nếu chăm chỉ làm việc, nhanh nhạy và sáng tạo bạn có thể tăng thu nhập từ 5-10 triệu mỗi tháng. 

Cộng tác viên bán hàng online phù hợp với hầu hết các đối tượng như dân văn phòng, sinh viên, mẹ bỉm sữa… mong muốn kiếm thêm thu nhập.   

Cộng tác viên bán hàng online trở nên phổ biến

III. Làm cộng tác viên online cần kĩ năng gì?

Cộng tác viên muốn có được nguồn thu nhập tốt, ổn định cần trang bị các kĩ năng sau đây. 

1. Có kiến thức, kinh nghiệm ở lĩnh vực cộng tác

Trước khi làm freelancer bạn cần trang bị sẵn kiến thức trong lĩnh vực, ngành nghề cộng tác. Doanh nghiệp cần tuyển người có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm trở lên để có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Một số doanh nghiệp vẫn sẵn sàng tuyển cộng tác viên chưa có kinh nghiệm, họ sẽ đào tạo các kĩ năng cần thiết. Tuy nhiên mức thù lao bạn nhận lại sẽ thấp, đổi lại năng lực và kinh nghiệm sẽ được nâng cấp trong nghề.

Muốn thành công với nghề cộng tác viên bạn cần nỗ lực học hỏi, kĩ năng, cách làm việc. Điều này sẽ giúp bạn tự tin đàm phán với doanh nghiệp về phương hướng giải quyết công việc cũng như nhận được mức thù lao xứng đáng.

Sẵn sàng về mặt chuyên môn, kinh nghiệm để làm cộng tác viên

2. Khả năng làm việc nhóm

Khi làm cộng tác viên online bạn cần trau dồi kĩ năng làm việc nhóm. Doanh nghiệp thường tuyển nhiều nhân sự để phụ trách các đầu việc khác nhau. Mỗi một nhóm sẽ do người trưởng nhóm đảm nhiệm, phân công từng công việc. Bạn cần biết cách phối hợp với mọi người trong nhóm để tránh ảnh hưởng đến kết quả chung. Vì vậy, làm việc nhóm là một trong những kĩ năng mềm mà cộng tác viên cần trau dồi học hỏi.

3. Tinh thần kỉ luật và trách nhiệm trong công việc

Mặc dù cộng tác viên online không phải công việc chính bạn vẫn phải có trách nhiệm và tuân thủ deadline. Bởi việc chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc của nhóm và của công ty. Khi đã xác định làm cộng tác viên bạn cần sự kỉ luật và tôn trọng công việc đã nhận. Hãy học cách quản lí thời gian, lên kế hoạch cụ thể để giải quyết công việc tối ưu hơn.  

4. Tạo niềm tin cho khách hàng

Đừng suy nghĩ rằng làm việc từ xa không gặp mặt trực tiếp thì bạn không cần xây dựng niềm tin với doanh nghiệp. Nếu muốn tiến xa hơn với nghề freelancer bạn cần chiếm được cảm tình, sự tín nhiệm của khách hàng. Làm việc có trách nhiệm, luôn hoàn thành deadline. Biết cách giải quyết xử lí vấn đề tồn đọng  sẽ giúp bạn chiếm được ưu thế từ nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, bạn có thể đề xuất giải pháp, phương thức làm việc nhằm rút ngắn thời gian dự án, nâng cao chất lượng công việc. Cách này sẽ cho khách hàng thấy bạn là một cộng tác viên có kinh nghiệm, làm việc chuyên nghiệp. Thông qua hiệu quả, chất lượng dự án, bạn tạo dựng được niềm tin, uy tín với khách hàng. Khả năng bạn được cân nhắc cho các dự án tiếp theo của họ sẽ rất lớn.

Freelancer cần tạo được niềm tin, uy tín với khách hàng

5. Làm quen và mở rộng mối quan hệ

Bên cạnh yêu cầu đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc. Làm quen và mở rộng mối quan hệ trong nghề rất quan trọng đối với cộng tác viên. Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, sẽ giúp bạn có nguồn khách hàng chủ động. Thiết lập các mối quan hệ trong công việc sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trong quá trình làm việc.

Vì vậy, trau dồi kĩ năng giao tiếp tạo nên mối quan hệ bền vững sẽ có lợi cho cộng tác viên. Đặc biệt những sinh viên mới ra trường, đang tìm hướng đi cho sự nghiệp.

IV. Làm cộng tác viên – Những lợi ích và rủi ro bạn cần biết

Làm cộng tác viên khá thoải mái về thời gian và không gian làm việc. Bạn không phải chịu trách nhiệm hay quá áp lực nhưng cần nắm rõ những lợi ích và rủi ro trong nghề.

1. Lợi ích

Nâng cao mức thu nhập

Bất cứ ai làm cộng tác viên đều muốn cải thiện nguồn tài chính. Khi đã thành thạo và có kinh nghiệm, mức thu nhập của bạn sẽ dần được nâng lên không giới hạn. Mức thù lao cao hay thấp dựa vào năng lực và kinh nghiệm đã có trong công việc. Vì vậy, đừng ngại ngần học hỏi, trau dồi kĩ năng để đạt hiệu suốt công việc tốt hơn.  

Đúc rút được nhiều kinh nghiệm, kĩ năng

Dù làm việc ở vị trí không chính thức nhưng sản phẩm, chất lượng công việc bạn tạo ra có đóng góp lớn cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Với mỗi dự án khác nhau bạn sẽ học được cách làm việc, giải quyết vấn đề khác nhau. Nhờ đó kinh nghiệm làm việc sẽ được nâng cao, trau dồi qua từng giai đoạn. Đây là cơ hội để bạn phát triển bản thân tốt hơn về sau dù bạn có tiếp tục làm cộng tác viên hay không.

Công việc không quá áp lực

Đối với vị trí cộng tác viên bạn sẽ không phải chịu nhiều trách nhiệm như công việc chính thức. Tuy nhiên, bạn vẫn phải hoàn thành dự án theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Cơ hội học hỏi thêm nhiều kĩ năng, kiến thức trong nghề

2. Rủi ro

Bất kể ở vị trí làm việc nào bạn cũng đều phải đối mặt với những rủi ro thách thức. Đặc biệt, với cộng tác viên các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Khó khăn trong khâu quản lí thời gian: Khi khối lượng công việc chính quá lớn bạn sẽ khó phân chia thời gian hợp lí để hoàn thành song song cả hai nhiệm vụ. Nếu không biết cách sắp xếp thời gian dễ dẫn đến tình trạng quá tải. Không hoàn thành công việc cũng như không có thời gian dành cho bản thân.
  • Tài chính không ổn định: So với nhân viên chính thức, cộng tác viên chỉ được trả lương theo giờ, theo dự án hoặc số lượng sản phẩm. Công việc chỉ mang tính thời vụ, nên nguồn thu nhập khá bấp bênh, không có tính ổn định. Hoặc có những thời điểm bạn không tìm được công việc làm thêm phù hợp sẽ không có thu nhập. 
  • Phải nỗ lực gấp nhiều lần: Khi nhận làm cộng tác viên dù bất cứ ngành nghề nào bạn đều cần phải nỗ lực hơn người khác. Bạn sẽ phải làm thêm ngoài giờ hành chính, làm thêm vào ngày nghỉ để đảm bảo tiến độ công việc đúng yêu cầu.
  • Đối diện với nguy cơ lừa đảo: Thực tế đã có rất nhiều người bị lừa đảo, bóc lột sức lao động mà không trả công, không thanh toán tiền nhuận bút. Nhiều tin tuyển dụng mời chào hấp dẫn “việc nhẹ, lương cao” để lừa những người nhẹ dạ cả tin hoặc thiếu kinh nghiệm. Nếu thiếu tỉnh táo bạn sẽ dễ mắc bẫy của những doanh nghiệp đa cấp
Cộng tác viên luôn phải kiên trì, nỗ lực làm việc nhiều hơn

V. Cách tìm nguồn khách hàng ổn định

Tìm được nguồn khách hàng ổn định sẽ giúp cộng tác viên duy trì về mặt tài chính. Vậy làm sao để có khách hàng, tìm việc ở đâu uy tín ? Mời các bạn theo dõi thông tin gợi ý dưới đây.

1. Tìm việc làm cộng tác viên trên website Vlance

Được ra mắt vào năm 2013, đến nay Vlance.vn là website cộng đồng tìm việc làm cho các freelancer đứng đầu Việt Nam. Với sự tham gia đông đảo của nhà tuyển dụng đem lại cơ hội việc làm cao cho các cộng tác viên. Khi đăng kí tài khoản tại Vlance.vn bạn sẽ nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với chuyên môn, năng lực. Đồng thời, hệ thống AI sẽ gửi thông báo việc làm về email mỗi ngày để bạn gửi lời chào giá cho nhà tuyển dụng.

Các tài khoản đăng kí trên web đều cần được xác thực thông tin, minh bạch đảm bảo uy tín cho nhà tuyển dụng và freelancer. Mọi giao dịch việc làm trên web đều được bảo đảm về uy tín chất lượng công việc cũng như quá trình thanh toán cho cộng tác viên. Loại bỏ những rủi ro, nguy cơ lừa đảo cho cả hai bên. Bấm vào đây để đăng kí làm cộng tác viên trên Vlance.vn.

Đăng kí tài khoản trên Vlance.vn để tìm việc nhanh chóng

2. Tìm việc qua mạng xã hội

Facebook là mạng xã hội lớn trên thế giới. Tại đây, nhu cầu tìm kiếm và tuyển dụng việc làm bán thời gian. Rất nhiều group, trang tuyển dụng lập ra để trao đổi, giao dịch công việc.

Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều tin tuyển dụng cộng tác viên từ trang cá nhân đến group hoặc page. Nhưng rất khó để đảm bảo tính minh bạch của các nhà tuyển dụng. Rất nhiều tài khoản ảo đăng tuyển cộng tác viên nhưng không thanh toán tiền nhuận bút.

Tìm freelancer qua mạng xã hội cũng rất phổ biến

3. Tìm việc làm qua người quen, đồng nghiệp

Cộng tác viên có thể tìm việc làm thêm thông qua mối quan hệ với đồng nghiệp, người quen. Cách này giúp bạn dễ có việc cũng như nguồn khách hàng. Tuy nhiên vì là người quen đôi khi xảy ra tâm lí nể nang. Bạn muốn nhận mức thù lao xứng với năng lực nhưng lại e ngại. Điều này có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ đồng nghiệp về sau.

VI. Hướng dẫn đăng kí làm cộng tác viên trên website Vlance

Đăng kí tài khoản trên website Vlance đem lại nhiều cơ hội việc làm và kiếm tiền. Không chỉ ổn định nguồn tài chính, bạn sẽ được học hỏi, nâng cao chuyên môn. Giúp bạn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp freelancer. Các bước đăng kí làm cộng tác viên như sau:

  • Bước 1: Đăng kí tài khoản bằng email cá nhân. Thiết lập thông tin cá nhân và mật khẩu.
  • Bước 2: Điền thông tin về trình độ giáo dục, chuyên ngành đào tạo. Đăng tải hồ sơ năng lực, kinh nghiệm, kĩ năng đã có. Các công ty đã làm việc, dự án đã thực hiện cho khách hàng.
  • Bước 3: Bắt đầu tìm việc làm trên Vlance.vn. Tại danh mục “Tìm việc làm” bạn chọn “Việc theo dự án”, “Việc bán thời gian” hoặc “Cuộc thi thiết kế” để lựa chọn lĩnh vực phù hợp năng lực và công việc được đăng tải.
  • Bước 4: Khi đã chọn được công việc, bạn hãy viết lời mời chào giá dự án theo gợi ý của Vlance.vn. Hãy mô tả năng lực, kinh nghiệm, gửi thêm các dự án bạn đã thực hiện để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
  • Bước 5: Tiến hành trao đổi với nhà tuyển dụng về chi tiết công việc, thời gian thực hiện và cách thức làm việc phù hợp nhất.

Với hướng dẫn chi tiết trên, cộng tác viên sẽ nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với năng lực chuyên môn và có được nguồn thu nhập bền vững.

Nhiều dự án việc làm trên Vlance được đăng tải

VII. Một số câu hỏi thường gặp khi làm cộng tác viên

Trở thành cộng tác viên bạn sẽ có nhiều câu hỏi băn khoăn khi theo nghề. Làm cách nào để có được nguồn thu nhập tốt, tránh được các rủi ro không mong muốn.

1. Cộng tác viên có được làm nhân viên chính thức không?

Nhiều người băn khoăn làm cộng tác viên có được tuyển vào vị trí chính thức không? Thực tế, khi bạn làm tốt công việc được yêu cầu, có sự sáng tạo, đem lại giá trị. Cơ hội được công ty cân nhắc vị trí chính thức khá cao. Các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm được nhân sự có trình độ, luôn nỗ lực và cống hiến. Vì vậy, dù chỉ làm cộng tác bạn cần nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được phụ trách.

Nghề freelancer giúp bạn thăng tiến nhanh trong sự nghiệp

2. Làm cộng tác viên có bị lừa không?

Trở thành freelancer rất dễ bị lừa đảo bởi nhiều chiêu trò tuyển dụng. Bạn có nguy cơ bị mất tiền, hoặc không được thanh toán đúng cam kết. Để tránh những rủi ro trên, bạn cần tìm hiểu về công ty dự định hợp tác làm việc. Đọc rõ vị trí tuyển dụng, yêu cầu mô tả công việc. Minh bạch các thông tin liên hệ như: email, số điện thoại, địa chỉ công ty…Hoặc nên gọi điện trao đổi trực tiếp với người phụ trách sẽ giúp bạn yên tâm làm việc.

3. Làm sao để cộng tác viên có thu nhập cao?

Thu nhập của các freelancer thường không giới hạn. Nếu bạn có thể đảm nhiệm nhiều dự án thì nguồn tài chính sẽ cao hơn. Dựa trên tính chất, yêu cầu công việc mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra mức thù lao khác nhau. Để có mức thu nhập cao bạn phải có kinh nghiệm, phụ trách được các dự án lớn, phức tạp. Đồng thời đưa ra được cách giải quyết vấn đề tốt. Hoặc bạn có thể nhận vài dự án nhỏ cùng lúc để triển khai sẽ giúp cải thiện nguồn tài chính tốt hơn.

Lời kết

Với thông tin trên, hi vọng các bạn có cái nhìn tổng thể khi làm cộng tác viên. Nắm rõ nhưng ưu thế, rủi ro cũng như cách tìm nguồn khách hàng nhanh chóng. Nếu bạn xác định làm cộng tác viên một cách nghiêm túc đừng quên Vlance.vn – Nền tảng tìm việc uy tín nhất giúp bạn kiếm tiền và nâng cao năng lực bản thân.

Bạn cần thuê người làm việc hoặc là freelancer đang tìm việc, hãy gọi hoặc gửi thư cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Số điện thoại hỗ trợ: 024.6684.1818

Email hotro@vlance.vn

Hoặc tìm việc trực tiếp tại: https://www.vlance.vn/