5 yếu tố cốt lõi của bộ nhận diện thương hiệu ngành thời trang

Yếu tố nhận diện thương hiệu luôn có tính quyết định đối với thành công của một doanh nghiệp thời trang. Nhận diện thương hiệu thể hiện sự phổ biến của doanh nghiệp trong thị trường, Một trong những yếu tố giúp tăng độ nhận diện đó chính là xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ngành thời trang. Trong bài viết này, vLance sẽ cùng các bạn tìm hiểu những yếu tố cần có trong bộ nhận diện thương hiệu ngành thời trang.

Hãy cùng theo dõi nhé!

I. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, bộ nhận diện thương hiệu là tất cả những yếu tố hữu hình nhằm đại diện cho thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu có thể được thể hiện dưới các hình thức khác nhau: hình ảnh, biểu tượng, ấn phẩm quảng cáo, ngôn từ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu. Hệ thống nhận diện thương hiệu ngành thời trang thương bao gồm những đơn vị thiết kế như: poster, banner, hình ảnh đại diện trang bán hàng, bao bì sản phẩm, lookbook.

II. Vai trò bộ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp thời trang

1. Nâng cao giá trị thương hiệu

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp giúp thương hiệu thời trang của bạn trở nên uy tín hơn trong mắt người tiêu dùng. Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao những món hàng thời trang xa xỉ dù vô cùng đắt nhưng vẫn được nhiều người bỏ tiền ra mua? Đó chính là nhờ vào cách họ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của mình. Từ cách đóng gói sản phẩm tới hình ảnh sử dụng trên website, banner tại cửa hàng; tất cả đều được làm mới thường xuyên để phù hợp với xu hướng nhưng vẫn luôn truyền tải được tinh thần cốt lõi của thương hiệu.

Có bộ nhận diện thương hiệu độc đáo nổi bật cũng là một cách kích cầu vô cùng hiệu quả. Một thương hiệu có danh tiếng không chỉ đem lại giá trị sử dụng mà còn giúp chủ sở hữu khẳng định đẳng cấp bản thân. Đó cũng chính là lý do vì sao người mua hàng sẵn sàng chi trả hàng chục thậm chí là hàng trăm triệu cho những món hàng thời trang xa xỉ.

Xem thêm: Xây dựng thương hiệu thời trang-tạo sự khác biệt

 2. Giúp khách hàng dễ dàng nhận diện

Qua những yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu như biển hiệu, khách hàng không khó để nhận diện ra thương hiệu trong trung tâm thương mại hoặc trên đường phố. Có bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất cũng giúp hình ảnh để lại dấu ấn trong tâm trí tâm trí khách hàng sâu đậm hơn.

3. Tạo lợi thế cạnh tranh

Giữa một sản phẩm không có thương hiệu và một sản phẩm có thương hiệu, dĩ nhiên người tiêu dùng sẽ luôn ưa chuộng sản phẩm có thương hiệu hơn. Bộ nhận diện thương hiệu còn giúp thương hiệu thời trang của bạn trở nên nổi bật và khác biệt trên thị trường.

Mặt hàng thời trang có tính đặc thù khác với những sản phẩm tiêu dùng khác, người ta không mặc tới lúc đồ cũ rách. Người tiêu dùng mua các sản phẩm không chỉ phục vụ mục đích mặc mà còn những yếu tố tâm lý như: làm đẹp và khẳng định bản thân. Có bộ nhận diện thương hiệu thống sẽ giúp thương hiệu kết nối tốt hơn với tâm lý khách hàng. Khiến các khách hàng cảm thấy sản phẩm của bạn không chỉ là một món hàng để sử dụng mà giúp họ gia tăng giá trị bản thân.

III. Yếu tố cốt lõi của bộ nhận diện thương hiệu thời trang

1. Tên thương hiệu

Việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, mục tiêu cuối cùng cũng là để khách hàng biết và nhớ tới tên thương hiệu. Đây cũng có thể là lí do mà rất nhiều thương hiệu thời trang đình đám như: H&M, Zara, Prada,… đã dùng chính tên của mình để làm logo của mình.

Tên thương hiệu là yếu tố nhận diện quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy khi triển khai các ấn phẩm, tên thương hiệu luôn được in ở vị trí dễ thấy.

2. Logo

Giống như tên thương hiệu, logo là một yếu tố tối quan trọng trong nhận diện thương hiệu. Hầu hết khách hàng sẽ thường nhận diện và ghi nhớ thương hiệu qua tên và logo.

Như đã nói có rất nhiều thương hiệu chọn sử dụng tên được viết cách điệu để làm logo. Bên cạnh đó, cũng có những thương hiệu như Lacoste hay Nike sử dụng kí hiệu để làm logo cho mình. Cách sử dụng kí hiệu làm logo này vừa có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng.

Sử dụng kí hiệu sẽ giúp cho logo ấn tượng thu hút hơn. Tuy nhiên, những ai chưa nghe tới thương hiệu của bạn thì sẽ khó nhận biết. Để khắc phục tình trạng này các thương hiệu đã để tên của mình dưới kí hiệu như một thành phần của logo trên các ấn phẩm giới thiệu và sự kiện ra mắt. Ví dụ như Nike và Lacoste thường chỉ in kí hiệu trên sản phẩm để đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên trong các ấn phẩm truyền thông và quảng cáo họ vẫn thường để tên thương hiệu phía dưới logo của mình.

Sản phẩm logo được thiết kế bởi freelancer 

3. Màu sắc đại diện

Dựa theo tâm lý học màu sắc, màu sắc có thể đem lại cho người xem những cảm xúc và ấn tượng nhất định. Dựa trên tính cách của thương hiệu, bạn có thể chọn màu sắc đại diện phù hợp.

Ví dụ Zara đề cao tính đơn giản, tinh tế, tự tin trong thương hiệu của mình nên đã chọn hai màu trắng và đen làm màu sắc đại diện. Màu sắc này được sử dụng xuyên suốt từ trong logo, biển hiệu tới trong nội thất của cửa hàng và trang phục nhân viên.

Màu sắc đại diện của Zara

Ngược lại với Zara, H&M lại sử dụng tông màu đỏ vô cùng nổi bật với mong muốn truyền tải được tính cách trẻ trung, lạc quan, tinh thần tập thể. Gam màu này cũng đc H&M sử dụng rộng rãi từ trên website tới những cửa hàng trưng bày.

Màu sắc đại diện của H&M

Một thương hiệu vô cùng danh giá đó là Tiffany&Co. đã rất thành công trong việc sử dụng màu sắc đại diện. Gam màu xanh này mang tính biểu tượng vô cùng cao và gắn liền với hình ảnh Tiffany&Co. Màu sắc này mang tính biểu tượng tới mức nó đã đặt được tên theo thương hiệu trang sức này.

Màu sắc đại diện thương hiệu TIffany&Co.

4. Slogan

Slogan là một câu nói vắn tắt nhằm thể hiện được vai trò, giá trị và tinh thần của thương hiệu. Slogan như cầu nối hỗ trợ xây dựng sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng. Không chỉ mang ý nghĩa truyền tải vào thương hiệu, slogan giúp kiến tạo cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu.

Không chỉ vậy, slogan còn giống như một lời cam kết hay sự truyền cảm hứng từ thương hiệu thời trang gửi tới người mua. Slogan còn có chức năng là tạo ấn tượng với khách hàng. Chính vì thế các câu slogan nên ngắn gọn và có vần điệu để gây ấn tượng trong tâm trí khách hàng.

5. Bao bì

Yếu tố cuối cùng và cũng là yếu tố không thể thiếu khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ngành thời trang đó là bao bì sản phẩm. Với sự phát triển của đời sống, con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn với các mặt hàng, đặc biệt là thời trang. Bao bì của sản phẩm thời trang không chỉ đơn thuần là thư dùng để đựng sản phẩm. Một bao bì bắt mắt chứa đủ những nét đặc trưng của thương hiệu khách hàng cảm thấy ấn tượng và bị thu hút. Bao bì chỉn chu cũng thể hiện cho khách hàng thấy rằng  sự trân trọng và quan tâm của thương hiệu bạn đối với họ.

Hộp đựng của Zara
Thiết kế ấn phẩm cho shop thời trang thực hiện bở freelancer trên vLance

IV. Lời kết

Qua những thông tin đã cung cấp trên, ta đều thấy được tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu. Hi vọng qua bài viết này, vLance hi vọng có thể giải đáp một phần thắc mắc của các bạn đọc về những yếu tố cần thiết cho bộ nhận diện thương hiệu trong ngành thời trang.

Để có thể tìm kiếm những designer có kinh nghiệm thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, hãy đọc hướng dẫn để có thể bắt đầu đăng tin ngay tại vLance.

Content Specialist
Kinh nghiệm viết nội dung 2 năm
Chuyên các lĩnh vực về nghề nghiệp, sức khỏe, kinh doanh và làm đẹp
Xem tất cả bài viết

Bạn cần thuê người làm việc hoặc là freelancer đang tìm việc, hãy gọi hoặc gửi thư cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Số điện thoại hỗ trợ: 024.6684.1818

Email hotro@vlance.vn

Hoặc tìm việc trực tiếp tại: https://www.vlance.vn/