Khi bắt đầu bất cứ công việc gì, bạn cũng nên tìm hiểu về nó trước. Làm freelancer cũng không là ngoại lệ, bạn sẽ tìm kiếm kinh nghiệm làm freelancer từ những người đi trước hay những lời khuyên hữu ích trên các trang blog. Tuy nhiên, liệu những ý kiến họ đưa ra có áp dụng được với bạn. Trong bài viết này vLance sẽ chia sẻ 4 lời khuyên về kinh nghiệm làm freelancer bạn thường thấy nhưng đôi khi lại không phù với những freelancer mới.
Bài viết có gì?
I. 04 Lời khuyên không hoàn toàn đúng cho những freelancer mới bắt đầu
Trong quá trình làm việc mỗi người sẽ đúc kết cho mình những kinh nghiệm riêng. Những kinh nghiệm làm freelancer thì đã có rất nhiều người nói tới. Tuy nhiên không phải lời khuyên nào cũng phù hợp đối với các freelancer mới. Dưới đây là bốn kinh nghiệm bạn cần cân nhắc khi áp dụng:
1. Đừng biến phòng ngủ thành nơi làm việc
Đây có lẽ lời khuyên phổ biến nhất hiện nay lấy từ kinh nghiệm làm freelancer được đúc kết trên các trang blog. Lời khuyên này được đưa ra bởi ánh sáng nơi phòng ngủ không tốt cho mắt của bạn. Việc bạn ngồi trên giường và làm việc cũng ảnh hưởng đến xương sống.
Một lý do quan trọng nữa chính làm việc trên chính chiếc giường thân thương thường khiến bạn nơi lỏng ý chí làm việc chỉ sau vài giờ, từ đó năng suất làm việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp làm việc tự do, không phải ai cũng đủ khả năng tài chính để thuê một văn phòng riêng. Vì thế, lời khuyên này trở nên vô ích.
Để khắc phục tình trạng này, khi làm việc trong phòng ngủ, bạn nên ngồi ngay ngắn, mua một chiếc bàn nhỏ, đặt lên giường và để chiếc laptop của bạn.Sau mỗi 30 phút, bạn có thể đứng dậy đi lại để tránh tình trạng mệt mỏi. Nếu bạn đã có một chiếc bàn trong phòng, hãy đặt nó gần nơi cửa sổ. Bạn cũng có thể sử dụng một loại cây nhỏ hay hoa để trang trí cho bàn làm việc của mình. Hãy nhớ làm việc trong môi trường có tính thẩm mỹ cao, giúp bạn sáng tạo hơn.
2. Đừng phí sức lao động làm việc có thù lao thấp
Trừ khi bạn đang làm việc tại công sở hoặc đã có nhiều kinh nghiệm lĩnh vực trước khi làm freelancer. Những người mới bắt đầu làm freelancer thường không có hồ sơ năng lực, để có điều này, họ cần khách hàng. Chính vì thế, làm việc với thù lao thấp có lẽ là cách duy nhất để người mới bắt đầu có được những khách hàng đầu tiên.
Tại sao lời khuyên này không phù hợp với freelancer mới?
Lời khuyên này được đưa ra bởi họ cho rằng bạn đang đánh giá thấp khả năng cũng như công sức của mình. Việc này cũng ảnh hưởng tới các dự án của bạn sau này. Nếu bạn không biết cách đàm phán thù lao cho những dự án sau, có thể bạn sẽ mãi mãi chỉ nhận được mức thù lao thấp.
Nếu bạn muốn tránh tình trạng thù lao thấp, hãy chứng tỏ cho chủ dự án/khách hàng thấy giá trị của bạn bằng cách gửi cho họ những ví dụ về công việc bạn đã từng làm. Bạn có thể tìm những công việc trên mạng, làm lại theo yêu cầu, rồi gửi cho khách hàng tiềm năng. Làm tình nguyện viên trong các tổ chức phi chính phủ cũng là một cách để nâng cao hồ sơ năng lực của bạn.
Với công việc Freelancer, bạn có thể “show” cho khách hàng các sản phẩm từng thực hiện qua mục Hồ sơ năng lực. Tại đây, bạn cần cung cấp đầy đủ hình ảnh, mô tả.. Để khách hàng dễ nhận biết Freelancer tài năng và phù hợp với dự án của họ.
3. Đừng làm việc mà không có hợp đồng
Làm việc mà không có hợp đồng được ví như bạn lái xe vào ban đêm mà không có đèn đường. Điều này khiến bạn luôn mơ hồ, không chắc về những rủi ro có thể xảy ra với mình. Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa 2 bên: bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ.
- Bên cung cấp dịch vụ (bên A) có nghĩa vụ thực hiện theo các yêu cầu/điều khoản công việc trong hợp đồng.
- Sau khi hoàn thành, bên sử dụng dịch vụ (bên B) có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên A. Hợp đồng là vô cùng cần thiết đối với những dự án có ngân sách lớn hoặc thời gian hoàn thành dự án dài. Tuy nhiên, việc này chưa phản ánh đúng với hoàn cảnh thực tế.
Tại sao hợp đồng không thật sự cần thiết với freelancer mới phụ trách các dự án nhỏ/ngắn hạn?
Bởi vì đối với các dự án nhỏ, việc ưu tiên của chủ dự án là hoàn thành công việc chất lượng trong thời gian ngắn. Còn đối với những freelancer, điều mong muốn duy nhất của họ là nhận được việc, nhanh có thu nhập. Vì thế, nhũng thủ tục/ giấy tờ phức tạp thường sẽ được rút gọn. Vậy làm thế nào để hai bên được đảm bảo quyền lợi?
Bạn và khách hàng của mình có thể đặt ra giao kèo giữa hai bên, đó có thể là một văn bản thỏa thuận online, hoặc tối ưu nhất là có một người đủ thẩm quyền có thể phân giải khi có tranh chấp. Ở trường hợp này, là nền tảng kết nối việc làm giữa freelancer và khách hàng.
Trên vLance – sàn việc làm freelance lớn nhất Việt Nam, có hỗ trợ chức năng đảm bảo giao dịch, giúp bạn và khách hàng hoàn toàn yên tâm khi làm việc và thanh toán trên trang. Chức năng này không chỉ bạn rút gọn thủ tục giấy tờ, mà vLance còn đảm bảo quyền lợi của bạn khi là trung gian giữ tiền, giúp bạn giải quyết những vấn đề trong quá trình làm việc, đảm bảo bạn nhận đủ thù lao sau khi hoàn thành dự án.
Để tìm hiểu thêm về tính năng này hãy xem ngay: Quy trình thực hiện chức năng đảm bảo giao dịch
4. Đừng đánh giá thấp giá trị bản thân
Khi mới bắt đầu làm freelance, bạn nhận được lời khuyên đừng đánh giá thấp giá trị bản thân, bởi vì những khách hàng tiềm năng mà ta thu hút được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thù lao.
Điều này đúng, tuy nhiên, những freelancer mới thường không hiểu rõ thế nào là giá trị bản thân, cũng như chưa xác định được thế mạnh của mình. Những điều này chỉ đến sau khi freelancer đã làm việc được một khoảng thời gian.
Thật ra để có thể đánh giá giá trị bản thân, cần rất nhiều thời gian cũng như công sức. Bạn hoàn toàn có thể tìm được mức thù lao chung cho lĩnh vực bạn quan tâm trên Google, LinkedIn hoặc trên các diễn đàn, blog. Một số sẽ trả lời bạn, số khác lại không. Tuy nhiên, bạn vẫn tổng quát được mức giá chung.
Bài viết dưới đây là mức giá thị trường khi Khách hàng tìm thuê Freelancer. Bạn có thể tham khảo để đưa ra con số hợp lý nhất nhé: Cập nhật mới nhất mức phí cho việc thuê freelancer tại Việt Nam
II. 04 Kinh nghiệm thực tế cho những freelancer mới bắt đầu
Chắc hẳn, kinh nghiệm từ những Freelancer “đi trước” sẽ giúp bạn bớt lo lắng phần nào. Đây còn là lời khuyên, hỗ trợ bạn giảm thiểu rủi ro khi mới bắt đầu vào nghề đó. Cùng theo dõi nhé!
1. Kỷ luật với chính mình
Công việc freelance mang lại cho bạn sự tự do trong không gian và thời gian làm việc. Tuy nhiên, chính vì vậy, bạn lại càng phải giữ kỷ luật với chính mình. Khi lên kế hoạch làm việc một cách bài bản và có quy tắc, bạn sẽ dễ dàng quản lý công việc của mình, hoàn thành đầu việc một cách hiệu quả hơn.
Khi làm việc có nguyên tắc, bạn sẽ tiết kiệm tối đa thời gian làm việc. Từ đó, bạn có thể nhận được thêm công việc mới hoặc làm đồng thời nhiều hơn một dự án cùng một lúc. Các freelancer cũng sẽ được trả tiền theo sản phẩm chứ không phải ngày công, vì thế càng kéo dài tiến độ sẽ càng gây mất thời gian và ảnh hưởng tới độ uy tín của bản thân.
2. Lựa chọn một nguồn tìm việc uy tín
Một trong những kinh nghiệm “xương máu” của những freelancer lâu năm đó là hãy cẩn thận với những thông tin tuyển dụng. Không hiếm những trường hợp những bạn freelancer hoàn thành công việc và gửi kết quả nhưng lại bị khách hàng chặn liên lạc và không nhận được thù lao.
Đọc đến đây chắc hẳn các bạn đều muốn biết cách để có thể tìm được những công việc phù hợp và uy tín phải không nào? Hiện nay, có 3 phương thức tìm việc chính: qua mối quan hệ, hội nhóm tìm việc và các trang thông tin tuyển dụng.
Và để cụ thể hơn các tips tìm việc tránh ngay job ảo – lừa đảo. Bài viết này là dành cho bạn: Dấu hiệu phát hiện lừa đảo khi tìm việc làm online trên mạng
#1. Những mối quan hệ – Networking
Tìm việc qua mối quan hệ thì khả năng cao là quyền lợi được đảm bảo. Tuy nhiên việc freelance thường là dự án ngắn, nguồn tìm thông tin này lại không thường xuyên. Vì thể nếu chỉ phụ thuộc vào các mối quan hệ thì lượng việc và thu nhập của bạn sẽ không ổn định.
#2. Group tuyển dụng trên facebook
Đối với các hội nhóm thì ở đây bạn có thể tìm được thông tin một cách miễn phí. Tuy nhiên thông thường những thông tin tuyển dụng trên các hội nhóm sẽ không được duyệt kĩ. Vì thế sẽ không có bên trung gian nào đứng ra đảm bảo quyền lợi cho bạn và độ uy tín của nhà tuyển dụng.
Còn nếu vẫn muốn tìm cơ hội qua hình thức này, bạn nên tham gia group Facebook của các website giao dịch việc làm. Ở đây, đội ngũ admin đều duy trì lọc, rà soát job và khách hàng uy tín. Bởi vậy mà rủi ro gặp phải lừa đảo thấp hơn nhiều. Nếu phát hiện Khách hàng có dấu hiệu xấu, bạn cũng có thể liên hệ ngay cho admin nữa.
#3. Trang web tìm việc cho freelancer
Phương thức cuối cùng đó là qua các trang tuyển dụng việc làm freelance. Cách tìm việc này thông thường sẽ mất phí để có được thông tin liên hệ của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên nó khắc phục được nhược điểm của cả hai hình thức trên khi những thông tin việc làm luôn được đăng tải mỗi ngày và được kiểm duyệt kỹ càng.
Hiện nay tại Việt Nam, nhiều website kết nối việc làm giữa Khách hàng – Freelancer đang hoạt động vô cùng tích cực. Để có nhận xét khách quan, mời bạn tham khảo bài viết: So sánh các sàn việc làm tuyển dụng nhiều nhất cho freelancer
Hiện nay vLance đang là một trong những nền tảng tìm việc freelance lớn nhất Việt Nam với hơn 1.000.000 thành viên. Hãy tham gia Đăng ký tài khoản vLance để tìm thấy những cơ hội việc làm mới giúp bạn có thêm thu nhập.
3. Chuẩn bị một bảng báo giá dịch vụ rõ ràng
Tại sao là freelancer cũng cần có bảng giá dịch vụ rõ ràng ư? Đúng là như vậy.
Một bảng giá dịch vụ sẽ giúp bạn thông nhất được các điều khoản của dịch vụ và chi phí của dịch vụ đó. Tránh trường hợp không thống nhất giữa giá dịch vụ và quyền lợi giữa các khách.
Lấy một ví dụ nhỏ như thế này, nếu khách hàng cũ của bạn giới thiệu cho bạn một khách hàng mới. Do không có bảng giá chi tiết nên bạn không báo giá một cách thống nhất giữa hai khách hàng. Khi họ hỏi nhau về giá dịch vụ và thấy sự chênh lệch, họ sẽ thấy bạn thiếu minh bạch về giá cả. Vì thế khi càng có kinh nghiệm, freelancer sẽ càng có một bảng báo giá chặt chẽ.
Một bảng báo giá hoàn chỉnh nên bao gồm tối thiểu 3 thông tin sau:
- Tên dịch vụ
- Mô tả (số lần hỗ trợ chỉnh sửa, thời gian cần để hoàn thành,…)
- Và giá dịch vụ chi tiết.
Dưới đây là một bảng báo giá mẫu các bạn có thể tham khảo:
4. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Công việc freelance đem lại cho bạn sự tự do tuy nhiên nó không ổn định như những công việc văn phòng khác. Chính vì thế một kinh nghiệm mà các freelancer đi trước đã rút ra trong quá trình làm việc đó là hãy cố gắng xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình.
Tham khảo ngay bài viết sau nếu mong muốn thu nhận được nguồn khách hàng cùng thu nhập ổn định nhé: Freelancer chọn dự án như thế nào để có tiền về đều?
Khách hàng cũng muốn tiết kiệm thời gian tuyển dụng. Nếu bạn làm việc ăn ý và nhiệt tình sẽ có khả năng cao họ thuê lại bạn cho những án kế tiếp. Chính vì vậy việc giữ mối quan hệ với những khách hàng của cũ việc này giúp bạn ổn định thu nhập của mình.
III. Lời kết
Hy vọng qua bài viết này các những bạn đọc đang có ý định trở thành một freelancer đã nắm được những kinh nghiệm mà một freelancer mới cần biết để có thể tối ưu hóa công việc của mình.
Để tìm thêm công việc tăng thu nhập cho bản thân hãy thử xem ngay Danh sách việc làm cho Freelancer tại vLance.