Xây dựng thương hiệu thời trang – tạo sự khác biệt

Ngành công nghiệp thời trang ngày càng trở nên bão hòa với nhiều thương hiệu khác nhau. Chính vì thế để cạnh tranh, các chủ thương hiệu cần tạo ra sự khác biệt và chiến lược kinh doanh cho riêng minh. Chất lượng thôi là chưa đủ!

Xây dựng và tạo dựng giá trị đi liền với thương hiệu là những bước đi đầu tiên. Một doanh nghiệp có chiến lược sẽ biến thương hiệu của mình thành thứ có tính cách và tầm nhìn riêng biệt.

Trong bài viết này vLance sẽ cung cấp cho các bạn đọc những thông tin giúp cá nhân hóa và xây dựng thương hiệu thật độc đáo của riêng mình. Hãy cùng theo dõi nhé!

I. Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là quá trình doanh nghiệp tạo nên những tính cách, châm ngôn, kí hiệu đặc trưng gắn liền với tên tuổi của thương hiệu. Xây dựng thương hiệu đóng vai trò khiến doanh nghiệp trở nên nổi bật, dễ nhớ và phổ biến hơn trong mắt người tiêu dùng.

II. 5 bước để xây dựng thương hiệu thời trang

1. Xác định chân dung khách hàng

Tùy thuộc vào sản phẩm lõi và phân khúc sản phẩm, bạn có thể xác định tối tượng phù hợp. Việc xác định chân dung khách hàng bạn sẽ hiểu rõ đặc điểm của đối tượng mình hướng tới. Sở thích quần áo của họ, phong cách, lối sống, độ tuổi, thu nhập…là những thông tin tuyệt vời để bạn phân loại khách hàng. Đối chiếu nhóm khách hàng với từng dòng sản phẩm của mình từ đó bạn sẽ phân loại dòng sản phẩm nào phù hợp với từng nhóm khách hàng.

Xác định chân dung khách hàng là cách tốt nhất để tìm ra nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng
Xác định chân dung khách hàng là cách tốt nhất để tìm ra nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng

Khi xác định đối tượng khách hàng hãy dựa và những yếu tố sau:

1.1. Nhân khẩu học

  • Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định mua hàng và tâm lý khách hàng. Người trẻ đề cao tính thời thượng và phong cách. Trong khi những tiêu dùng lớn tuổi hơn lại đề cao sự đơn giản và tính bền của sản phẩm.

  • Giới tính

Giới tính của nhóm đối tượng khách hàng mục cũng là yếu tố những doanh nghiệp thời trang nên cân nhắc khi xây dựng thương hiệu thời trang. Trong trường hợp cửa hàng lựa chọn cung cấp thời trang cho cả hai giới thì nên xây dựng thương hiệu thời trang trung tính và thu hút được thị hiếu cả hai giới.

  • Địa lý

Yếu tố địa lý tưởng chừng không phải là một mối bận tâm khi xây dựng thương hiệu thời trang. Tuy nhiên vị trí địa lý và nét văn hóa vùng miền ảnh hưởng rất nhiều lên quan niệm về lối ăn mặc. Chính vì vậy, khi xây dựng thương hiệu thời trang nhắm vào một vùng nào đó, hãy tìm hiểu về văn hóa và lối ăn mặc của họ để xây dựng thương hiệu sao cho phù hợp.

1.2. Tâm lý

Đây là yếu tố quan trọng nhất các doanh nghiệp thời trang cần phân tích khi lên chiến lược xây dựng thương hiệu thời trang. Mỗi thương hiệu có thể lựa chọn những nét tính cách riêng phù hợp tâm lý của khách hàng. Không cần phải áp dụng khuôn mẫu thời trang nữ thì phải nhẹ nhàng.

Ví dụ: Hàng thời trang công sở thay vì bố buộc với hình ảnh phái nữ dịu dàng, những bộ váy yểu điệu. Để mở rộng thị trường theo xu thế, quảng cáo nên hướng tới tâm lý những phụ nữ mạnh mẽ làm chủ sự nghiệp, có thể xây dựng thương hiệu của mình dựa trên hình ảnh phụ nữ độc lập và thành công.

Khi xây dựng thương hiệu chỉ cần phân tích tốt tâm lý khách hàng từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo khiến họ hứng thú tò mò. Việc quá mải mê đi theo những khuôn mẫu có thể khiến thương hiệu của bạn bị bão hoà, thiếu sức hút.

2. Khảo sát thị trường

Trước khi đi vào xây dựng thương hiệu hãy lập một bản khảo sát thị trường. Việc này giúp bạn hiểu được đối thủ của mình. Hiểu những điểm mạnh để có thể học tập, hiểu những điểm yếu để có thể rút kinh nghiệm.

Nhận biết được cách thức xây dựng thương hiệu của đối thủ cũng giúp bạn khác biệt hóa thương hiệu của mình. Việc “đụng hàng” với những thương hiệu đã đi trước sẽ khiến cho bạn mãi mãi là cái bóng của họ.

Việc khảo sát thị trường đòi hỏi khả năng phân tích và nắm bắt thị trường tốt chính vì vậy khi chúng ta cần tới sự trợ giúp của những chuyên gia. Để có thể lên bản khảo sát thị trường chi tiết và chính xác, bạn có thể thuê các freelancer theo dự án.

Tham khảo ngay: danh sách freelancer khảo sát thị trường

Khi xây dựng bản khảo sát thị trường hãy tìm hiểu những thông tin như sau:

  • Thông điệp truyền thông của đối thủ là gì
  • Tính cách thương hiệu của đối thủ
  • Sản phẩm và mức giá của các đối thủ
  • Chiến dịch truyền thông đối thủ đã từng thực hiện

3. Xây dựng sứ mệnh thương hiệu thời trang

3.1. Sứ mệnh thương hiệu là gì

Sứ mệnh thương hiệu là được định nghĩa là mục đích, giá trị thương hiệu muốn đem lại cho người dùng và tầm nhìn của thương hiệu. Việc hiểu rõ sứ mệnh của thương hiệu thời trang là tiền đề cho việc xây dựng một thương hiệu thành công. Sứ mệnh giúp khách hàng hiểu hơn về thương hiệu của bạn và những giá trị họ nhận được khi sử dụng sản phẩm mà thương hiệu cung cấp.

3.2. Cách xây dựng sứ mệnh thương hiệu

Mỗi thương hiệu hiệu có một sứ mệnh riêng của mình. Sứ mệnh thông thường sẽ được xây dựng một cách truyền cảm hứng. Khi xây dựng sứ mệnh thương hiệu hai yếu tố tiên quyết cần phải thể hiện được đó là mục đích tồn tại và giá trị đem tới cho khách hàng.

Ví dụ: Sứ mệnh hãng đồ thể thao Nike là: “Truyền cảm hứng và động lực sáng tạo tới mọi vận động viên trên toàn thế giới”.

4. Xây dựng thông điệp truyền thông và tính cách thương hiệu

4.1. Xây dựng thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông là thông điệp mà thương hiệu thời trang của bạn muốn gửi tới khách hàng mục tiêu thông qua slogan và hình ảnh. Thông thường thông điệp truyền thông là slogan ngắn gọn giúp truyền tải sứ mệnh thương hiệu.

Những nguyên tắc giúp tạo ra một thông điệp truyền thông thành công:

  • Ngắn gọn, súc tích: Mục đích của thông điệp đó là khiến khách hàng nhớ tới thương hiệu một các tốt hơn. Chính vì vậy, thông điệp càng ngắn gọn thì càng dễ nhớ. Ví dụ, thông điệp của Nike chỉ có vỏn vẹn 3 chữ “Just do it” nhưng chỉ cần nhắc tới thì ai cũng nhận ra đó là thông điệp của Nike.
  • Gần gũi: Lấy ví dụ slogan của Bitis “Nâng niu bàn chân Việt”. Câu slogan này đã đánh vào tinh thần tự hào dân tộc và châm ngôn “người Việt dùng hàng Việt”. Chính câu slogan này giúp Bitis cạnh tranh lại với các đối thủ nước ngoài và giành được nhiều cảm tình của người tiêu dùng trong nước bằng sự gần gũi và truyền cảm hứng.
  • Sử dụng từ ngữ phổ thông, dễ hiểu: Qua những ví dụ đã nêu, bạn đọc có thể thấy từ ngữ được sử dụng trong các slogan rất dễ hiểu-dễ nhớ. Sử dụng những từ ngữ với tầng nghĩa phức tạp sẽ phản tác dụng gây ra sự khó hiểu.

4.2. Xây dựng tính cách thương hiệu thời trang

Theo một khảo sát của Mỹ, khi được hỏi miêu tả một thương hiệu, người tiêu dùng thường đưa ra những đặc điểm tính cách giống như mô tả con người. Tính cách thương hiệu giúp thương hiệu trở nên gần gũi và độc đáo hơn trong mắt người dùng.

Dưới đây là những bước căn bản để xây dựng tính cách thương hiệu thời trang:

  • Khảo sát tâm lý người dùng. Bước này giúp bạn hiểu được những xu hướng, lý tưởng phổ biến của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ đó có thể bắt đầu phác họa tính cách thương hiệu.
  • Xây dựng từ tính cách từ sứ mệnh thương hiệu. Sứ mệnh chính là nền móng cho việc xây dựng tính cách của bất kì thương hiệu nào. Tính cách cần phải làm nổi bật được những mục đích và giá trị thương hiệu hướng tới. Ví dụ, thương hiệu thời trang công sở được xây dựng để đề cao sự độc lập của phụ nữ. Những tính cách nên được hướng tới có thể là mạnh mẽ, tự chủ,… Hay hãng thời trang bầu có thể xây dựng những tính cách nhằm tôn vinh sự hi sinh của người mẹ.
  • Kết hợp những nét tính cách. Việc biệt pha trộn các nét tính cách một cách tinh tế sẽ khiến cho thương hiệu của bạn trở nên sinh động hơn. Ví dụ như tính cách thương hiệu của Gucci là: đương thời, táo bạo, lãng mạn

5. Bộ nhận diện thương hiệu

Khi bạn đã có sứ mệnh và tính cách mà bạn hướng thương hiệu của mình tới, bạn cần phải minh họa nó một cách trực quan nhất tới với người dùng. Bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp bạn làm điều này. Dưới đây là những yếu tố thiết kế ảnh hưởng tới cách khách hàng hình dung thương hiệu của bạn.

5.1. Màu sắc

Ý nghĩa màu sắc trong các nền văn hóa khác nhau

Bạn có bao giờ thắc mắc mỗi khi nhìn vào một màu sắc chúng ta lại có những cảm xúc khác nhau. Màu đen thường tượng trưng cho nỗi buồn, sự bí ẩn. Hay màu xanh nước biển thường hay làm ta liên tưởng tới sự ôn hòa, tươi mát. Đây không phải một sự ngẫu nhiên, những liên tưởng này xuất phát từ tâm lý học màu sắc. Khi chúng ta quan sát bất kì một màu sắc chúng ta thường liên tưởng màu sắc với những sự vật sở hữu.

Vì vậy, lựa chọn màu sắc cho bộ nhận diện cho thương cần phải đồng bộ với sứ mệnh và tính cách thương hiệu đã đề ra.

Bộ nhận diện thương hiệu thời trang được thực hiện bởi freelancer trên vLance

5.2. Phông chữ

Không phải vô cớ mà các thương hiệu thời gi lại thường sử dụng mảnh và có chân. Cũng giống như màu sắc, phông chữ cũng có những tính cách riêng. Nếu thương hiệu của bạn hướng tới mặt hàng cao cấp thì nên sử dụng các phông chữ có chân giúp tạo cảm giác cổ điển, cao cấp. Ngược lại các phông chữ không chân và dày (Adidas, Converse) thường đem lại cảm giác thân thiện, năng động, trẻ trung.

III. Những lưu ý xây dựng thương hiệu thời trang

1. Tính nhất quán

Xây dựng thương hiệu có mục đích chính là giúp khách hàng nhận biết dễ dàng cũng như tạo dựng hình ảnh thương hiệu thật phổ biến. Chính vì tính nhất quán là vô cũng quan trọng.

Nếu như slogan, sứ mệnh, bộ nhận diện thương hiệu; mỗi cái lại truyền tải thông điệp một cách khác nhau và không đồng bộ. Vậy thì việc này sẽ chả giúp ích được gì cho việc xây dựng thương hiệu. Không chỉ vậy nó còn làm khách hàng tiềm năng cảm thấy khó hiểu với những gì mà bạn đang truyền tải.

2. Tính độc quyền

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng thương hiệu. Đã có vụ việc hi hữu liên quan đến thương hiệu thời trang cao cấp Supreme, khi mà cửa hàng giả mạo lại được hợp thức hóa trước. Supreme giả mạo đã đăng kí bảo hộ thương hiệu và mở cửa hàng trước ở thị trường Tây Ban Nha, Trung Quốc, và một số các nước Châu Âu khác.

Điều bất ngờ hơn là Supreme thật đã thua kiện với Supreme giả mạo. Lý do là vì mỗi nước có quy định riêng về thương hiệu. Ví dụ ở Mỹ, doanh nghiệp đầu tiên sử dụng thương hiệu sẽ là đơn vị sở hữu tác quyền thương hiệu đó. Tuy nhiên ở một số nước Châu Âu thì ai đăng ký thương hiệu đầu tiên với giới chức sẽ có quyền sở hữu nhãn hiệu đó.

Supreme giả mạo tại Thượng Hải

Đây chính là bài học cho mọi thương hiệu thời trang. Chính vì vậy hãy đăng kí quyền bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. Để có thêm sự giúp đỡ và tư vấn trong quá trình đăng kí bảo hộ thương hiệu, truy cập ngay danh sách freelancer tư vấn luật pháp.

3. Phân tích yếu tố văn hóa

Khi xây dựng hình ảnh thương hiệu và làm quảng cáo hãy cân nhắc thật kĩ những yêu tố như văn hóa, tín ngưỡng. Dolce & Gabbana đã vấp phải chỉ trích mạnh mẽ khi đăng tải một đoạn quảng cáo về việc bắt một người mẫu Trung Quốc thực hiện ăn mỳ Ý bằng đũa. Điều này khiến không chỉ thị trường Trung Quốc mà cả Châu Á nói chung phẫn nộ và cho rằng Dolce & Gabbana đang chế giễu văn hóa sử dụng đũa và coi nó là bất tiện.

Quảng cáo “eating with chopsticks” – ăn với đũa của Dolce & Gabbana

Chính vì vậy khi xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình hãy phân tích các yếu tố liên quan tới văn hóa một cách cẩn thận, tránh để trường hợp gây ra hiểu lầm hoặc xúc phạm.

IV. Lợi ích của xây dựng thương hiệu thời trang

1. Giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu

Khi xây dựng được một thương hiệu đủ mạnh với tính đồng bộ cao sẽ giúp khách hàng có thể nhớ về thương hiệu thời trang của bạn tốt hơn. Việc có cho mình những nét cá tính riêng, châm ngôn riêng cũng giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và gần gũi hơn với khách hàng.

2. Tăng lượng khách hàng trung thành

Sức mạnh của thương hiệu vô cùng quan trọng, nhiều khi người dùng không chỉ bỏ tiền ra cho sản phẩm mà còn bỏ tiền ra cho thương hiệu. Giữa một sản phẩm có thương hiệu và không có thương hiệu, cho dù chất lượng có tương đồng. Khách hàng vẫn sẽ lựa chọn  sản phẩm có thương hiệu rõ ràng vì nó khiến họ cảm thấy an tâm hơn khi mua

3. Lợi thế cạnh tranh

Thương hiệu càng mạnh và có độ uy tín càng cao thì chứng tỏ rằng họ có độ phổ biến với người tiêu dùng. Họ có xu hướng thích sử dụng sản phẩm từ những thương hiệu lớn. Xây dựng được một thương hiệu vững mạnh cũng giúp làm tăng độ uy tín của thương hiệu và gia tăng lượng khách hàng quay lại.

V. Lời Kết

Qua bài viết này, chúng ta có  thể cùng thấy được sự quan trọng cũng như lưu ý khi xây dựng thương hiệu thời trang. vLance hi vọng với những thông tin đã cung cấp, bạn đọc có thể hiểu căn bản về cách xây dựng thương hiệu thời trang chuyên nghiệp.

Để tìm kiếm freelancer hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu thời trang của bạn, hãy đăng tin ngay trên vLance.

 

Content Specialist
Kinh nghiệm viết nội dung 2 năm
Chuyên các lĩnh vực về nghề nghiệp, sức khỏe, kinh doanh và làm đẹp
Xem tất cả bài viết

Bạn cần thuê người làm việc hoặc là freelancer đang tìm việc, hãy gọi hoặc gửi thư cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Số điện thoại hỗ trợ: 024.6684.1818

Email hotro@vlance.vn

Hoặc tìm việc trực tiếp tại: https://www.vlance.vn/