Khi có ý định kinh doanh chắc nhiều người sẽ cảm thấy không biết nên từ đâu. Nhất là đối với một ngành mang tính đặc thù như thực phẩm chức năng thì việc có chiến lược kinh doanh đúng đắn là điều tối quan trọng. Từ giai đoạn chuẩn bị giấy tờ cần thiết để được cấp phép kinh doanh, cho đến việc lên chiến lược bán hàng sao cho chuẩn xác đều là điều mà những ai đang có ý định hoặc mới kinh doanh TPCN đều hướng tới. Trong bài viết này, vLance sẽ cùng với bạn đi qua 7 bước căn bản để có thể bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng online.
Hãy cùng theo dõi nhé!
Bài viết có gì?
I. 7 bước để kinh doanh thực phẩm chức năng online hiệu quả
1. Tìm hiểu về luật kinh doanh thực phẩm chức năng
Nhiều người có lầm tưởng rằng khi kinh doanh online thì sẽ không cần phải để ý tới những điều kiện pháp lý như giấy phép kinh doanh, chứng nhận an toàn thực phẩm. Rất nhiều những cá nhân kinh doanh, cộng tác viên cũng mắc phải sự chủ quan này dẫn tới việc bị tịch thu hàng hóa vì không có đủ giấy tờ cần thiết.
Để tránh được những rủi ro kể trên, các cá nhân kinh doanh thực phẩm chức năng cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt pháp lý và những giấy tờ chứng minh được sự minh bạch và an toàn của sản phẩm. Việc đảm bảo những giấy tờ chứng minh sự an toàn và minh bạch của hàng hóa không chỉ giúp bạn kinh doanh dễ dàng hơn mà cũng giúp khách hàng có cơ sở để tin tưởng bạn hơn.
Để tìm hiểu chi tiết về những điều kiện pháp lý cần thiết khi kinh doanh thực phẩm chức năng hãy tham khảo ngay bài viết: 5 điều kiện pháp lý đối với kinh doanh phẩm chức năng.
2. Tìm nhà cung cấp uy tín
Đối với những cá nhân kinh doanh thực phẩm chức năng thì việc tự bào chế là không khả thi. Vì vậy bạn có thể xin làm cộng tác viên của các hãng dược lớn hoặc làm nhà phân phối tại Việt Nam của những hãng thực phẩm chức năng nổi tiếng xuất xứ nước ngoài: Herballife, NatureMade,… Chọn lựa những hãng thực phẩm chức năng lớn, độ nhận diện thương hiệu cao cũng chính là một cách để nhiều khách hàng biết tới bạn hơn. Ví dụ, khi bạn chuyên nhập khẩu và cung cấp các sản phẩm HerbalLife, những người dùng đã biết tới thương hiệu này sẽ nghiễm nhiên nhớ tới bạn khi họ có nhu cầu mua sản phẩm của thương hiệu đó.
Dưới đây là 3 kinh nghiệm khi hợp tác với nhà phân phối phù hợp:
Mức hoa hồng hợp lý
Có hai hình thức kinh doanh thực phẩm chức năng cá nhân: cộng tác viên trực tiếp cho nhà cung cấp, nhập hàng từ các thương hiệu và phân phối lại (thường sẽ là xách tay các sản phẩm nhập ngoại).
Đối với hình thức thứ nhất, bạn không cần mất vốn để nhập hàng, nhiệm vụ của bạn là giúp nhà cung cấp bán và sản phẩm và sẽ được hưởng phần trăm trên mỗi đơn hàng. Số tiền hoa hồng bạn thường nhận được khi bán thường từ 10% đến 20%, đối với các mặt hàng thực phẩm chức năng nhập ngoại, hoa hồng có thể lên đến 23% cho một đơn hàng. Căn cứ vào mức hoa hồng trung bình này, bạn có thể đàm phán mức hoa hồng phù hợp với nhà phân phối của mình. Khi làm việc với nhà phân phối hãy đảm bảo rằng mức hoa hồng này được thỏa thuận rõ ràng và có hợp đồng minh bạch,
Đối với hình thứ hai, bạn sẽ tự nhập các sản phẩm chức năng và đề ra giá bán. Nên số tiền lãi khi bán được sản phẩm là do bạn tự đưa ra. Hãy lưu ý giữ một mức giá cạnh tranh với thị trường. Tránh để sản phẩm của mình cao hơn mặt bằng chung.
Giấy tờ rõ ràng
Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn nhà phân phối. Khi lựa chọn nhà cung cấp, đừng quá “ham giá rẻ”. Hãy ưu tiên những nhà phân phối uy tín, hợp pháp và có đủ giấy tờ chứng minh tính an toàn-hiệu quả của sản phẩm. Không nên vì chút lợi nhuận trước mắt mà đánh mất uy tín và làm ảnh hưởng tới sức khỏe khách hàng. Việc bán sản phẩm kém chất lượng sẽ đem lại những hậu quả rất vô cùng tiêu cực lên việc kinh doanh của bạn. Nhẹ thì là mất uy tín, nặng thì có thể bị khách hàng kiện nếu sản phẩm đem tới ảnh hưởng xấu lên sức khỏe của họ hoặc bị cơ quan chức năng tịch thu hàng.
Hướng tới hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp
Ai cũng sẽ ưu tiên những đối tác thiện chí và có mong muốn hợp tác lâu dài bền vững. Chính vì vậy, hãy tìm cho mình những nhà cung cấp thật sự uy tín để có thể hợp tác lâu dài. Khi đã có những nhà cung cấp tin cậy bạn sẽ lo về nguồn hàng về không đều. Việc tìm kiếm cho mình một nhà cung cấp lâu dài cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian khi rút gọn được những thủ tục giấy tờ không cần thiết.
3. Xác định thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là nhóm người có những đặc điểm chung như: độ tuổi, thu nhập, sở thích. Xác định đúng thị trường mục tiêu giúp bạn đưa sản phẩm của mình tới những người có nhu cầu.
Cách để xác định thị trường mục tiêu
Phân tích sản phẩm
Bạn cần phải hiểu thực phẩm mình cung cấp thì mới có thể xác định được đối tượng khách hàng chính xác. Khi phân tích sản phẩm những yếu tố cần quan tâm đó là công dụng, giá cả, bao bì,… để xác định được đâu sẽ là đối tượng mục tiêu phù hợp với sản phẩm. Ví dụ những sản phẩm hỗ trợ cho xương khớp hay hoạt huyết sẽ phù hợp với đối với người cao tuổi. Những sản phẩm như bổ sung collagen sẽ phù hợp với những người thích làm đẹp.
Xác định đối tượng khách hàng
Để xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng cần phải dựa trên 3 hạng mục: nhân khẩu học, tâm lý, hành vi. Nhân khẩu học gồm những yếu tố như tuổi, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập. Tâm lý sẽ dựa trên sở thích, lối sống. Hành vi sẽ dựa vào nhu cầu, mặt hàng thường mua.
Ví dụ đối với sản phẩm viên uống làm đẹp collagen sẽ hướng tới đối tượng phụ nữ tuổi từ 30-50, mức thu nhập trung bình khá-cao, quan tâm tới các sản phẩm làm đẹp và thích mua sắm thực phẩm chức năng.
4. Chiến lược thị trường mục tiêu
4.1. Tiếp thị đa phân khúc
Tiếp thị đa phân khúc là không chỉ tập trung nhắm tới một nhóm khách hàng mà là nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Tiếp thị đa phân khúc sẽ phù hợp với những sản phẩm có thể giải quyết được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Ví dụ sản phẩm vitamin E hoặc dầu cá, những sản phẩm này vừa phù hợp với trẻ em và người cao tuổi.
4.2. Tiếp thị tập trung
Ngược lại với tiếp thị đa phân khúc, thì tiếp thị tập trung sẽ chỉ tập chung vào 1 nhóm khách hàng nhất định. Phương pháp này phù hợp với những sản phẩm mang tính đặc thù cao và chỉ phục vụ cho nhu cầu của một nhóm khách hàng. Ví dụ như viên uống hoạt huyết dưỡng não, sản phẩm này chỉ có thể dùng cho người cao tuổi. Vậy nên, đối với những sản phẩm như vậy thì chỉ nên nhắm vào 1 thị trường mà thực phẩm chức năng đáp ứng được.
5. Chạy thử quảng cáo trên thị trường mục tiêu
Sau khi xác định được đối tượng khách hàng phù hợp sản phẩm của mình. Dựa trên những đặc điểm về nhân khẩu học, sở thích, tính cách; bạn có thể tạo đối tượng tùy chỉnh theo phân tích. Việc chạy quảng cáo trên những trang mạng xã hội giúp bạn tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng với mức chi phí tiết kiệm hơn.
6. Đánh giá lượng khách hàng tiếp cận và hiệu quả kinh doanh
Đánh giá lượng khách hàng tiếp cận được là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng trong kinh doanh thực phẩm chức năng online. Việc đánh giá giúp bạn hiểu được tâm lý khách hàng, xác định tính hiệu quả của quảng cáo. Việc này giúp bạn tối ưu được quảng cáo và tăng lượng chuyển đổi.
Ví dụ từ insight mà được cung cấp từ nền tảng mà bạn chạy quảng, bạn sẽ xác định khung giờ nào tiếp cận được nhiều người, độ tuổi và giới tính nào có lượng chuyển đổi cao nhất.
7. Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh thực phẩm chức năng online
Từ những thông tin xác định được sau khi chạy thử quảng cáo trên thị trường mục tiêu, ta có thể khoanh vùng nhỏ hơn thị trường mục tiêu. Ví dụ tuổi từ 25-34 có lượng chuyển đổi cao nhất thì bạn có thể tập trung quảng cáo tới nhóm tuổi này hơn.
Việc đưa ra phân tích và hướng tối ưu cho quảng cáo có thể gây ra khó khăn cho những người chưa có kinh nghiệm. Bạn có thể tìm kiếm những freelancer chuyên chạy quảng cáo theo các phiên quảng cáo. Giúp bạn vừa tối ưu được việc chạy quảng cáo và tiết kiệm chi phí.
Tìm kiếm các chuyên gia chạy ads trên vLance ngay!
II. Những điều cần lưu ý khi kinh doanh thực phẩm chức năng
1. Lựa chọn nguồn hàng uy tín
Ngành hàng thực phẩm chức năng ngày càng phát triển. Nhà cung cấp cũng ngày càng nhiều, việc xuất nhập khẩu cũng ngày càng dễ dàng hơn. Đây cũng chính là cơ hội để những mặt giả, mặt hàng kém chất lượng len lỏi vào thị trường. Chính vì lý do này, việc lựa chọn nguồn hàng một cách cẩn thận là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo nguồn hàng của bạn nhập chuẩn chính hãng, bạn nên nhập hàng trực tiếp từ các thương hiệu thay vì nhập qua trung gian. Nhập hàng trực tiếp vừa giúp bạn giảm tiền công bên trung gian vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm.
2. Xem xét kĩ hợp đồng với nhà cung cấp
Để đảm bảo quyền lợi cho mình, hãy luôn xem kỹ hợp đồng trước ký kết cho dù nhà phân phối có lớn và uy tín đến đâu. Các công ty thực phẩm chức cũng xuất hiện ngày một nhiều, cùng với đó là sự cạnh tranh và những chính sách ưu đãi cho các đối tác. Hãy thống nhất về quyền lợi và ưu đãi thật kỹ trước khi kí kết và kiểm tra những quyền lợi có được ghi đầy đủ trong hợp đồng không. Một số thông tin quan trọng cần lưu ý trong hợp đồng: tên sản phẩm, giá tiền, điều khoản vi phạm hợp đồng.
3. Trung thực và minh bạch
Đây là một ngành liên quan mật thiết tới sức khỏe con người. Chính vì vậy,sự trung thực của người bán là vô cùng quan trọng. Chỉ cần một sản phẩm kém chất lượng cũng có thể gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng. Một cá nhân kinh doanh có tâm sẽ luôn minh bạch và trung thực với khách hàng.
Việc nhập hàng kém chất lượng sẽ là “dấu chấm hết” cho việc kinh doanh thực phẩm chức năng online của bạn. Trong ngành này bạn bạn khiến cho khách hàng mất niềm tin một lần thì bạn sẽ khiến họ mất niềm tin mãi mãi.
4. Đặt khách hàng lên đầu
Ở mọi lĩnh vực kinh doanh, tất cả các cá nhân và doanh nghiệp đề có một đối tượng cùng hướng tới đó là khách hàng. Tập trung vào lợi ích khách hàng là điểm mấu chốt khiến bạn chiếm được niềm tin và cảm tình của họ. Với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khách hàng càng cần tới sự sát sao và quan tâm từ người bán. Việc đặt lợi ích khách hàng lên trên cũng khiến người mua luôn có cảm giác an tâm.
III. Lời kết
Ngành thực phẩm chức năng là một ngành vô cùng cạnh tranh và liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người. Hãy luôn luôn là một người kinh doanh có tâm. Không nên vì lợi nhuận trước mắt mà mất đi uy tín lâu dài. Qua bài viết, vLance hi vọng những thông tin đã cung cấp có thể giải phần nào những thắc mắc của những ai đang có ý định kinh doanh thực phẩm chức năng online.
Trong việc kinh doanh online, việc chạy quảng cáo và quản lý fanpage bán hàng giúp nhiều khách hàng biết tới bạn hơn. Để có thể chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hiệu quả-tiết kiệm, hãy thử đăng tin tìm kiếm các freelancer trên vLance ngay hôm nay.