Bí quyết xây dựng thương hiệu ngành Kiến trúc ấn tượng nhất

Khách hàng có xu hướng lựa chọn những đơn vị thi công, xây dựng có chỗ đứng thương hiệu để đảm bảo yên tâm về chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ loay hoay khi phải liên tục cạnh tranh khốc liệt, thu hút khách, 

Điều này chứng tỏ tầm quan trọng trong việc Xây dựng thương hiệu ngành Kiến trúc cho các công ty hoạt động tại lĩnh vực này. Vậy ý tưởng cho quá trình xây dựng này là gì, hãy cùng vLance tìm hiểu nhé!

I. Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho riêng mình?

1. Giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu

Khi xây dựng được một thương hiệu đủ mạnh với tính đồng bộ cao, doanh nghiệp Xây dựng – kiến trúc đã thành công trong việc lưu lại dấu ấn trong lòng khách hàng. Việc có cho mình những nét cá tính riêng, châm ngôn riêng cũng giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và gần gũi hơn. Giữa hàng ngàn đơn vị thiết kế trên thị trường, hãy tạo nét nổi bật độc đáo, giúp doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài.

2. Tăng lượng khách hàng trung thành

Sức mạnh của thương hiệu vô cùng quan trọng. Trên thực tế, nhiều người đã bỏ không ít tiền để mua lại một thương hiệu có tiếng tăm nào đó, nhằm kinh doanh trên nền tảng danh tiếng dù sản phẩm đã thay đổi.

Chắc chắn, giữa một sản phẩm có thương hiệu và một bên không mấy nổi trội, cho dù chất lượng có thể tương đồng, khách hàng vẫn sẽ nghiêng về sản phẩm có thương hiệu.

Thương hiệu có chỗ đứng lâu dài sẽ duy trì nguồn khách hàng ổn định, ít có khả năng rời đi hơn
Thương hiệu có chỗ đứng lâu dài sẽ duy trì nguồn khách hàng ổn định, ít có khả năng rời đi hơn

Thương hiệu kiến trúc được xây dựng chỉn chu sẽ đem lại cảm giác an tâm cho khách hàng. Chưa kể, nguồn khách hàng trung thành còn là một hình thức quảng cáo “tự động”, khi họ giới thiệu công ty bạn tới khách hàng mới. Từ đó, lượng khách này với những hợp tác chất lượng từ đơn vị bạn lại trở thành vị khách trung thành. 

3. Lợi thế cạnh tranh thị trường

Thương hiệu càng mạnh và có độ uy tín càng cao, chứng tỏ thương hiệu của họ có độ phổ biến với người tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu ngành kiến trúc vững mạnh cũng góp phần gia tăng độ tín nhiệm trên thị trường, bao gồm:

    • Từ phía khách hàng: Người tiêu dùng có xu hướng thích sử dụng sản phẩm từ những thương hiệu lớn. Tương tự với ngành Kiến trúc. Một đơn vị uy tín và có số năm kinh nghiệm lớn sẽ nhanh chóng hiểu được nhu cầu của khách, từ đó đưa ra thành phẩm nhà ở, công trình sát nhất với những gì khách mong muốn.

Ví dụ: Do đặc thù ngành Kiến trúc liên quan tới kỹ thuật nên khách hàng đều mong muốn thuê được đơn vị thiết kế chuyên môn cao, giàu uy tín. Bởi giá trị của dự án kiến trúc thường rất lớn, nếu xảy ra sai sót hậu quả sẽ lãng phí vô cùng.

    • Từ phía nhân sự: Được làm việc cho một doanh nghiệp kiến trúc lớn chắc hẳn là niềm mơ ước của vô số nhân sự. Điều đó đồng nghĩa với việc, các công ty lớn đặt ra yêu cầu cao nhằm tuyển chọn người tài. 

Ngược lại, người tài sẽ luôn muốn ứng tuyển vào các doanh nghiệp có tiếng. Bởi vậy, nếu không xây dựng thương hiệu ngành kiến trúc ấn tượng và kịp thời, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ bị nhân sự tiềm năng bỏ lại trong cuộc chiến cạnh tranh. Đây là một thiệt hại đáng tiếc.

II.  Các bước để xây dựng thương hiệu ngành kiến trúc

1. Xác định chân dung khách hàng

Hiểu đơn giản, chân dung khách hàng là bộ hồ sơ chi tiết về một hay một nhóm người, gồm có các thông tin cơ bản về nhân khẩu học, sở thích, đặc điểm hành vi…. Quá trình thu thập dữ liệu này được xây dựng dựa trên những nghiên cứu về thị trường, qua khảo sát hay kết quả phân tích từ một số ứng dụng chuyên nghiệp.

Mô hình 5 thành phần quan trọng trong chân dung khách hàng
Mô hình 5 thành phần quan trọng trong chân dung khách hàng

Quả thực phung phí khi bạn cứ mải miết chạy quảng cáo cho các sản phẩm kiến trúc mà chưa hề phân loại được các tệp khách hàng cho doanh nghiệp mình. Vậy nên, nắm được 5 yếu tố quan trọng sau đây sẽ khiến công việc xác định dễ dàng hơn nhiều đấy:

    • Mục tiêu, giá trị: Là những vấn đề liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Những thông tin này được sử dụng trong việc tạo nên các sản phẩm và các chiến dịch marketing.
    • Nguồn thông tin: Xác định được khách hàng mục tiêu tập trung ở đâu (cả nền tảng online lẫn offline), từ đó xác định môi trường tốt nhất để quảng cáo đến khách hàng.

Ví dụ: Doanh nghiệp kiến trúc của bạn hãy thử tham gia các group, hội nhóm trên Facebook về lĩnh vực này. Ở đó, rất nhiều khách hàng đã chia sẻ về mong muốn, nhu cầu của họ trong thiết kế căn hộ, xây dựng cửa hàng.

    • Nhân khẩu học: Các mô tả những đặc điểm về: tuổi, giới tính, công việc, hôn nhân, thu nhập… trong cuộc sống của họ. Hữu ích khi viết các nội dung, email và sales copy hay việc lựa chọn phương án nhắm chọn trên nền tảng quảng cáo.
    • Thách thức và nỗi đau: Giúp phát triển được ý tưởng cho sản phẩm sau đó mới giải quyết vấn đề. Đồng thời việc viết nội dung, quảng cáo nói về niềm đau sẽ thu hút họ hành động.

Ví dụ: Đối với tệp khách hàng ngành kiến trúc, “nỗi đau” thường xuất phát từ vấn đề tài chính giới hạn, đơn vị thiết kế chưa đủ chuyên môn hay do nhu cầu quá cao. Xác định được những “nỗi đau” này, doanh nghiệp kiến trúc của bạn sẽ tới gần hơn trong việc tiếp cận và đưa ra quảng cáo cho khách.

    • Trở ngại và vai trò: Nêu ra những lý do vì sao khách hàng mục tiêu không hợp tác với doanh nghiệp kiến trúc của bạn, giải quyết những trở ngại, người có ảnh hưởng tới quyết định hay họ là người ra quyết định chính.

Xác định đúng đắn chân dung khách hàng sẽ giúp bạn tóm gọn được mục tiêu, chiến lược kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận marketing cũng như có những định hướng nội dung phù hợp.

2. Khảo sát, nghiên cứu thị trường

Trước khi đi vào xây dựng thương hiệu hãy lập một bản khảo sát thị trường. Việc này giúp bạn hiểu rõ đối thủ của mình. Hiểu những điểm mạnh để có thể học tập, hiểu những điểm yếu để có thể rút kinh nghiệm.

Nhận biết được cách thức xây dựng thương hiệu ngành kiến trúc của đối thủ cũng giúp bạn khác biệt hóa thương hiệu của mình. Việc “đụng hàng” với những thương hiệu đã đi trước sẽ khiến cho bạn mãi mãi là cái bóng của họ. Khách hàng bởi thế sẽ chẳng bao giờ đoái hoài tới những thương hiệu sao chép, ăn theo.

Việc khảo sát thị trường đòi hỏi khả năng phân tích và nắm bắt thị trường tốt. Bởi vậy, sự trợ giúp của những chuyên gia sẽ là giải pháp hữu hiệu dành cho doanh nghiệp kiến trúc của bạn.

Để xây dựng được bản khảo sát thị trường chi tiết và chính xác nhất, bạn có thể tìm thuê các Freelancer khảo sát theo dự án.
Để xây dựng được bản khảo sát thị trường chi tiết và chính xác nhất, bạn có thể tìm thuê các Freelancer khảo sát theo dự án.

Với kinh nghiệm của mình, các Freelancer nghiên cứu thị trường sẽ hỗ trợ bạn phân tích kỹ lưỡng về các chiến dịch, dòng sản phẩm và mức giá cho mỗi dự án kiến trúc của đối thủ.

Thay vì phải tự loay hoay với một lĩnh vực trái chuyên môn, hãy Đăng tin tuyển dụng để Freelancer giúp bạn một tay!

Tuy vậy trong quá trình khảo sát bạn cùng nên tự lưu lại cho mình 3 lưu ý cần thiết sau. Có sự chủ động và chuẩn bị kỹ càng trước khi làm một công việc nào đó chưa bao giờ là chuyện thừa

    • Chọn nguồn khảo sát không tốt: Cho dù lấy dữ liệu từ đâu thì doanh nghiệp kiến trúc cũng phải để ý đến tính khách quan và cập nhật của nguồn dữ liệu.

Ví dụ: Nguồn tài liệu tham khảo trên Internet vô cùng rộng lớn. Hãy lên cả một bản kế hoạch cho việc tìm nguồn tài liệu như: xác định trước và khoanh vùng khảo sát ở đâu, số lượng bao nhiêu, giới tính, độ tuổi, thu nhập… Cũng đừng quên tìm hiểu ở những nguồn đáng tin cậy nhé.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là kỹ năng cần thiết cho chính sự phát triển của công ty Xây dựng - Kiến trúc
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là kỹ năng cần thiết cho chính sự phát triển của công ty Xây dựng – Kiến trúc
    • Nghiên cứu hời hợt về đối thủ cạnh tranh: Sự chủ quan luôn để lại bài học đắt giá. Thu thập được càng nhiều thông tin từ các đối thủ cạnh tranh càng tốt. Bởi hiểu rõ về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp kiến trúc tạo ra một vị thế cạnh tranh vững chắc cho minh.
    • Không quan tâm tới kết quả khảo sát: Bạn đã bỏ ra kha khá thời gian, công sức và thâm chí tiền bạc cho việc khảo sát thị trường, vậy tại sao lại không hề sử dụng tới nó. Đây là trường hợp rất nhiều doanh nghiệp đã mắc phải, lãng quên kết quả của quá trình này do chúng không đem lại giá trị như kỳ vọng.

Vậy nên, các đơn vị Xây dựng – kiến trúc cần đầu tư đúng đắn cho quá trình khảo sát để không làm tốn thời gian của chính mình, mang lại đóng góp hữu ích trong quá trình xây dựng thương hiệu ngành kiến trúc.

Còn điều gì băn khoăn khi thuê Freelancer, đọc ngay bài viết sau: Freelancer là gì – Tất tần tật những điều cần biết về nghề freelancer

3. Xây dựng sứ mệnh có giá trị

Hiểu đơn giản, sứ mệnh thương hiệu được định nghĩa là mục đích, giá trị thương hiệu muốn đem lại cho người dùng. Bên cạnh đó còn là tầm nhìn, hướng phát triển của doanh nghiệp Xây dựng – kiến trúc. 

Việc hiểu rõ sứ mệnh của thương hiệu sẽ là tiền đề cho việc xây dựng một đơn vị thành công. Xây dựng sứ mệnh còn giúp khách hàng hiểu hơn về thương hiệu cũng như những giá trị họ nhận được khi hợp tác xây dựng các dự án bên bạn.

Phần lớn website của các doanh nghiệp kiến trúc đều có bài viết thể hiện Sứ mệnh – Tầm nhìn của họ

Mỗi thương hiệu có một sứ mệnh riêng, thông thường sẽ được xây dựng một cách truyền cảm hứng. Khi xây dựng sứ mệnh thương hiệu, bạn cần nhớ tới hai yếu tố tiên quyết đó là mục đích tồn tại và giá trị đem tới cho khách hàng.

Ví dụ: Sứ mệnh của Công ty thiết kế xây dựng Khang Thịnh – “Mang đến chất lượng công trình vượt trội và sự an tâm lâu dài”, hay Công ty Thiết kế và Thi công Cường Gia Hiếu – “Tạo ra những công trình mang dấu ấn dân tộc”

4. Xây dựng chiến lược quảng cáo

Sở hữu một chiến dịch Marketing – Quảng cáo hiệu quả cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng thương hiệu ngành kiến trúc, từ đó tạo dấu ấn trên thị trường cũng như thu hút nguồn khách hàng mạnh mẽ.

Với sự phát triển của các nền tảng số, phương pháp quảng cáo ngày càng trở nên đa dạng, giúp tiếp cận rộng rãi tới người sử dụng như

Công ty kiến trúc này tích cực đầu tư các bài content marketing ấn tượng trên mạng xã hội
Công ty kiến trúc này tích cực đầu tư các bài content marketing ấn tượng trên mạng xã hội
    • Chạy quảng cáo trên Google, Facebook
    • Thiết kế website chuyên ngành Xây dựng – kiến trúc
    • Quản lý website, chăm sóc fanpage mạng xã hội
    • Thiết kế ảnh, video và viết content
    • Marketing tổng thể ngành kiến trúc xây dựng…

Bên cạnh đó, chiến lược Quảng cáo có thu hút nhiều sự quan tâm từ dư luận hay không, còn phụ thuộc và độ thịnh hành,nắm bắt thông tin nhanh chóng của doanh nghiệp.

Bạn có thể tham khảo bài viết sau để thu thập thêm những ý tưởng cho kế hoạch Markeing ngành Kiến trúc: Xu hướng truyền thông hàng đầu cho chiến lược Marketing

Một gợi ý khác dành cho bạn chính là tìm thuê Freelancer hoạt động Marketing Online – đảm bảo thời gian linh hoạt và chi phí hợp lý nhất.

Profile chỉn chu từ Freelancer có kinh nghiệm hoạt động Marketing cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, được nhiều khách hàng đánh giá tích cực
Profile chỉn chu từ Freelancer có kinh nghiệm hoạt động Marketing cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, được nhiều khách hàng đánh giá tích cực

Để liên hệ với đội ngũ Freelancer vị trí Marketing online siêu chất lượng cho công ty Kiến trúc, nhanh tay Đăng việc hỗ trợ của bạn ngay nhé!

III. vLance – Địa chỉ uy tín quy tụ nhiều Freelancer chất lượng cho Công ty Kiến trúc

Một trong những giải pháp giúp bạn sở hữu được nguồn nhân lực đa dạng, hoạt động đa năng nhiều dịch vụ chính là thuê Freelancer tại vLance – sàn giao dịch với hơn 1.000.000 Freelancer hoạt động sôi nổi.trên khắp cả nước.

Kho lĩnh vực đa dạng, mỗi phân mục lớn còn cung cấp chi tiết các nhánh công việc nhỏ, đảm bảo mọi nhu cầu từ khách đăng tin
Kho lĩnh vực đa dạng, mỗi phân mục lớn còn cung cấp chi tiết các nhánh công việc nhỏ, đảm bảo mọi nhu cầu từ khách đăng tin

Các Freelancer đáng tin cậy hoạt động với vai trò kiến trúc sư nhà ở, designer thiết kế đồ họa, editor chỉnh sửa hình ảnh/ video hay chuyên gia marketing online… đều có mặt phong phú tại vLance đã nhận được nhiều đánh giá tốt từ khách hàng đã trải nghiệm.

Với gần 10 năm hoạt động, vLance đã thành công kết nối nhiều Freelancer tài năng với các dự án mà khách hàng tin tưởng đăng tin. Bởi vậy, bạn đừng lo lắng mà hãy nhanh tay Đăng việc tại vLance nhé.

Còn điều gì thắc mắc về thao tác tìm thuê Freelancer, tham khảo ngay bài viết: Freelancer là gì – Tất tần tật những điều cần biết về nghề freelancer

IV. Lời kết

Có thể nói không riêng lĩnh vực Kiến trúc, doanh nghiệp trong mọi ngành nghề đều nên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu để đảm bảo hình ảnh uy tín và chất lượng trong mắt khách hàng.

Đến với vLance, bạn đừng quên Đăng dự án với phần mô tả thật chỉn chu để liên hệ được với những Freelancer chuyên môn nhất cho dự án Kiến trúc nhé.

Hy vọng bài viết hôm nay đã đem lại nhiều kiến thức và hướng đi mới cho doanh nghiệp Xây dưng – Kiến trúc. Chúc công ty bạn tuyển dụng được những nguồn nhân sự chất lượng!

Content Specialist
Chào mọi người, mình là Thùy Dương – từng trải nghiệm với công việc Freelancer và một số vị trí liên quan tới viết lách, làm nội dung trong lĩnh vực kinh doanh, quảng cáo. Mình sẽ đem tới nhiều hơn nữa những bài viết hữu ích về Marketing, hy vọng sẽ là nguồn tham khảo đáng tin cậy cho các bạn!
Xem tất cả bài viết

Bạn cần thuê người làm việc hoặc là freelancer đang tìm việc, hãy gọi hoặc gửi thư cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Số điện thoại hỗ trợ: 024.6684.1818

Email hotro@vlance.vn

Hoặc tìm việc trực tiếp tại: https://www.vlance.vn/