Có thể thấy, các phương tiện truyền thông xã hội đang không ngừng phát triển. Không chỉ để chia sẻ những hình ảnh về cuộc sống, là một marketer, bạn còn cần học cách tận dụng những nền tảng này triệt để và hợp lý, nhờ đó tạo lợi thế cho mình. Và điều cần làm lúc này chính là cập nhật những xu hướng truyền thông mới nhất, áp dụng vào công việc kinh doanh.
Ngày nay, marketing và truyền thông xã hội luôn song hành. Khi chúng ta đã đi đến một nửa thời gian trong năm, bạn cần dành thời gian để xác định những xu hướng xã hội nổi bật từ đầu năm cho tới nay.
Dự đoán rằng, những xu hướng truyền thông dưới đây sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Điều quan trọng là bạn cùng doanh nghiệp của mình phải luôn kịp thời cập nhật những xu hướng mới nhất.
Bài viết có gì?
I. Những xu hướng thịnh hành hàng đầu mà bạn nên cập nhật
1. Live-stream – Tính năng thu hút lượng người quan tâm khổng lồ
Trong năm 2017, nội dung thực hiện qua live-stream chính thức trở nên bùng nổ. Và không có gì đặc biệt khi tới 2018, hay các năm sau nữa, hình thức này vẫn phổ biến rộng rãi và vô cùng được ưa chuộng.
Trên thực tế, live-stream đã trở nên phổ biến tới mức khoảng 95% giám đốc điều hành các thương hiệu cho biết, đây sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của họ.
Tại sao nó lại thu hút mạnh mẽ đến vậy? Đơn giản là người tiêu dùng đều rất yêu thích live-stream, bởi độ tương tác với sản phẩm mà nó mang lại.
Do đó, các kênh truyền thông xã hội phổ biến nhất đã nhanh chóng triển khai. Marketer không phải là những người duy nhất tận dụng hình thức này. Live-stream đã trở thành nền tảng kết nối mới cả trong cuộc sống thường nhật.
Live-stream ngày càng mở rộng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đang nắm bắt rất tốt các xu hướng mới. Cần phải nhận ra rằng, các doanh nghiệp bắt kịp dư luận có thể giúp tăng mức độ tương tác với người theo dõi họ.
2. Chatbot – Người đồng hành dễ mến cùng khách hàng
Internet chatbot đã có từ lâu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang dần phát triển chatbot, để chúng tích hợp với các nền tảng mạng xã hội.
Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng, đó là sử dụng để giao tiếp, trao đổi với khách hàng nhiều hơn tại các kênh truyền thông. Xu hướng này đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Trong năm đầu tiên triển khai trên Facebook Messenger, số lượng chatbot đã tăng từ 33.000 lên hơn 100.000. Dưới đây, bạn hãy xem cách chatbot của Pizza Hut “trợ giúp” khách hàng dễ dàng đặt đồ ăn qua mạng xã hội như nào nhé.
(Sau khi gửi tin nhắn, chatbot của Pizza Hut ngay lập tức trả lời và hướng dẫn khách mua đồ)
Các bot này được lập trình để nhận dạng các cụm từ khách hàng gửi. Sau đó, phản hồi tự động sẽ được đưa ra dựa trên cơ sở chúng được cài đặt. Như vậy với chatbot, chúng sẽ luôn hoạt động trực tuyến để hỗ trợ khách ngay khi nhận được thông tin.
Đây quả thực là một giải pháp hữu ích, thay thế hiệu quả về chi phí cũng như thời gian phục vụ khách. Người ta ước tính chatbot sẽ tiết kiệm cho các doanh nghiệp trong ngành chăm sóc sức khỏe và ngân hàng một con số khổng lồ – 8 tỷ dollar/năm trong năm 2022.
Chắc chắn, không có gì có thể thay thế được phản ứng cá nhân của con người. Chí ít là chưa. Nhưng với chatbot, xu hướng truyền thông này chắc chắn đang đi đúng hướng.
3. Chiến lược kết hợp cùng influencer – Xu hướng “như diều gặp gió” nhiều nhãn hiệu đẩy mạnh thời gian qua
Có thể nói, các công ty đang bắt đầu hợp tác với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để gia tăng uy tín.
Những người có tầm ảnh hưởng, họ hoạt động vô cùng đa dạng trên các phương tiện truyền thông, với lượng người theo dõi hùng hậu nhưng tại không có tư cách là người nổi tiếng.
Mặc dù không có quy chuẩn chính xác nhưng những người này thường sở hữu 1.000 – 90.000 người theo dõi trở lên. Nếu họ đạt được tới con số hàng trăm ngàn người theo dõi, có thể coi họ là những người có ảnh hưởng vĩ mô – tương đương với người nổi tiếng.
Một nghiên cứu cho thấy influencer có ảnh hưởng nhỏ cũng đạt tới tỷ lệ tương tác cao hơn 60 lần so với người nổi tiếng truyền thống. Một lý do khác khiến các thương hiệu bị thu hút bởi các influencer vừa và nhỏ này là bởi chi phí tiết kiệm hơn nhiều so với các đầu tư quảng cáo khác.
4. Xu hướng tận dụng quảng cáo trả phí của các thương hiệu – Tiện lợi, dễ tiếp cận và đem lại kết quả tức thì
Tới khoảng năm 2018, các doanh nghiệp nhận thức được rằng họ phải hiện diện nhiều hơn trên những phương tiện xã hội. Có thể họ đã lập các tài khoản trên ứng dụng đó nhưng vẫn thiếu độ nhanh nhạy, chưa đầu tư cập nhật tin tức mới trên tài khoản này mỗi ngày.
Bởi đó, các công ty muốn thực hiện chiến lược marketing của họ thật chuyên nghiệp, họ đã tìm tới các bên cung cấp quảng cáo trả phí.
Chỉ riêng Facebook đã có hơn 6 triệu hồ sơ quảng cáo trên nền tảng của mình. Instagram với con số nhỏ hơn nhưng cũng lên tới 2 triệu.
Ngoài ra, còn có nhiều tùy chọn khác nhau cho loại quảng cáo bạn muốn sử dụng. Bởi vậy, tôi tin chắc rằng trong tương lai, chi tiêu cho quảng cáo mạng xã hội vẫn sẽ vượt xa chi trả cho quảng cáo truyền thống, thúc đẩy cho xu hướng truyền thông này mở rộng.
5. Lắng nghe khách hàng của bạn – Cách cải thiện vượt trội cho chiến dịch quảng cáo
Bạn có cảm thấy rằng các nền tảng mạng xã hội đang “nghe ngóng” cuộc trò chuyện của mình? Cho dù bạn có muốn tin hay không, đó là sự thật.
Tôi biết bạn đã từng chứng kiến điều này, khi bạn đề cập tới một sản phẩm nào đó cùng bạn bè rồi ngay sau đấy, bạn nhìn thấy quảng cáo về nó trên mạng xã hội.
Rùng mình chứ? Nhưng đó là thực tế mà chúng ta đang sống.
Có nhiều cách mà doanh nghiệp của bạn có thể tận dụng. Nó cho bạn cơ hội để biết rằng người tiêu dùng nói gì về công ty của bạn, từ đó có dữ liệu để điều chỉnh chiến lược marketing sao cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu đối tượng của bạn là chính xác.
6. Tận dụng nguồn nội dung người dùng tạo ra – Thao tác gọn, hiệu quả nhanh
Về cơ bản, nội dung này tương tự như quảng cáo miễn phí. Đây được coi là một trong các cách tốt nhất để phát triển doanh nghiệp của bạn phát triển mà giảm thiểu được công sức quảng bá sản phẩm.
Các thương hiệu nên khuyến khích khách hàng sử dụng #hashtag và đăng về hình ảnh họ sử dụng sản phẩm của nhãn hàng trên các ứng dụng mạng xã hội
Khi một khách hàng đăng bài về bạn trên trang cá nhân của họ, hình ảnh sẽ hiển thị “thương hiệu” của bạn ngay trước mắt những người tiêu dùng khác. Thực mà nói, nhiều người trong số này thậm chí còn chưa từng biết nhãn hàng của bạn tồn tại.
Và khi thấy những người mình quen biết đã sử dụng sản phẩm của thương hiệu này, khách hàng sẽ có sự yên tâm, từ đó “tự động” giới thiệu thêm cho gia đình, bạn bè.
Đó là lý do, mọi người tin rằng tại sao tận dụng mảng nội dung người dùng chủ động tạo ra lại trở thành một chiến lược tạo khách hàng tiềm năng hàng đầu. Các nền tảng mạng xã hội là kênh phân phối hoàn hảo cho xu hướng truyền thông này.
7. Cập nhật story – Hãy để người dùng chủ động tìm tới bạn
Tôi tin chắc rằng, bạn chẳng có gì lạ lẫm với nó. Story là hình thức chia sẻ nội dung tồn tại trong thời gian ngắn (thời lượng 15 giây và có hiệu lực 24h trước khi biến mất vĩnh viễn).
Hai nền tảng sử dụng mạnh mẽ nhất ý tưởng này là Instagram và Snapchat – cũng là hai địa chỉ tiên phong phát triển xu hướng truyền thông này. Lý do vì sao nội dung ngắn lại phổ biến tới vậy là bởi mọi người cảm thấy nó chân thực hơn so với những quảng cáo có tài trợ truyền thông.
Người sử dụng có thể thoải mái sáng tạo tin mỗi ngày của mình, lưu trữ lên hồ sơ bằng mục highlight. Bên cạnh đó, đây cũng là một giải pháp tuyệt vời cho phát video trực tiếp giúp tăng tiếp xúc tương tác cùng khách hàng.
Tuy vậy, theo một thống kê, việc đăng tin quá thường xuyên lên mạng xã hội có thể khiến người khác bỏ theo dõi bạn.
Ví dụ: Bạn muốn đăng 5 hình ảnh và video mỗi ngày trên Instagram. Những người dùng theo dõi bạn có thể cảm thấy đây là một điều khó chịu.
Thế nhưng, việc thêm nội dung vào story mỗi ngày lại đem lại kết quả đối lập. Mọi người đều tò mò về chuỗi hoạt động của bạn trong ngày một cách nhanh chóng nhất. Ngoài ra, phần hiển thị story cũng được thiết kế tách biệt, không ảnh hưởng tới bảng tin phía dưới nên bạn sẽ hoàn toàn cảm thấy dễ chịu.
Hình thức quảng cáo trên story như này còn đem lại một hiệu quả khác, đánh vào tâm lý “sợ bỏ lỡ” nói chung. Nếu một thương hiệu có lượng khách hàng theo dõi lớn, thường xuyên cập nhật thông báo sản phẩm mới, mã khuyến mãi hay chương trình quà tặng trên story, đa số người mua hàng sẽ tự giác kiểm tra story nhiều lần, hay bật thông báo “nhắc nhở” mỗi lần tài khoản này có story mới.
Tôi khuyên bạn nên sử dụng chiến lược này để chạy flash sale hoặc các chương trình đặc biệt khác để thúc đẩy doanh số bán hàng. Chúng ta sẽ thấy nhiều doanh nghiệp cũng như những người bình thường đã thêm nhiều nội dung story hơn vào hồ sơ mạng xã hội của họ mà thôi.
8. Tương tác thực tế ảo – Tính năng phát triển mạnh mẽ nhất thời gian gần đây
Augmented Reality (AR) thường bị nhầm lẫn với Virtual Reality (VR) – thực tế ảo. Hiểu một cách đơn giản, tương tác thực tế ảo là lấy một thứ gì đó có thật và thay đổi vẻ ngoài của nó bằng cách sử dụng công nghệ.
Còn nhớ năm 2016, Pokemon Go đã làm mưa làm gió trong cộng đồng mạng bởi sự kết hợp giữa game online với hoạt động thực trong thực tế.
Cho tới hiện tại, phần lớn các kênh mạng xã hội đông đảo người sử dụng như Facebook, Instagram, Snapchat đều đã triển khai hình thức này để áp dụng vào các chiến lược của họ.
Các bộ lọc (filter) thường xuyên được cập nhật trên tính năng story vừa nêu trên. Và không chỉ dừng lại ở những bộ lọc ngộ nghĩnh, tính năng này đang được làm mới khi có thể phản hồi chuyển động và tương tác trong thời gian thực, ngay cả trong buổi phát live-stream.
Một số thương hiệu cũng sáng tạo bộ lọc của riêng họ để kết nối nội bộ, tương tác cùng khách hàng cũng như thu hút thêm nguồn khách mới.
Hy vọng sẽ thấy được những thay đổi lớn hơn với tính năng tương tác thực tế ảo trên mạng xã hội trong tương lai gần, đem lại nhiều trải nghiệm và hiệu quả thực tế hơn.
II. vLance – Website uy tín nhiều Marketer lựa chọn cho công việc Freelancer, bạn đừng nên bỏ lỡ!
Nắm bắt kịp thời những xu hướng truyền thông hàng đầu, mỗi chiến dịch marketing bạn tham gia chắc chắn sẽ cải thiện đáng kể. Và bạn biết không, cũng có rất nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp đang loay hoay kiếm tìm một đội ngũ marketer có đủ chuyên môn, kinh nghiệm để áp dụng những xu hướng trên vào kế hoạch của họ.
Đây chính là cơ hội cho bạn – một Marketer có năng lực, muốn thể hiện mình và kiếm thêm nguồn thu nhập chính đáng. Tại vLance, nhiều Freelancer đã năng nổ hoạt động trong nhiều vị trí khác nhau với mảng Marketing như Digital Marketing, Content Marketing… Họ đã nhận được kết quả vô cùng tích cực!
vLance sẽ là sàn giao dịch đa dạng để bạn gặp gỡ, kết nối cùng những khách hàng giàu giá trị, những dự án tiềm năng, giúp bạn phát triển kỹ năng của mình.
Hãy tạo hồ sơ miễn phí trên vLance ngay hôm nay và đón nhận thật nhiều công việc mới!
III. Lời kết
Sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội đã và sẽ liên tục thay đổi. Là một marketer, bạn phải luôn cập nhật các xu hướng mới nhất để nắm bắt kịp thời và tiếp cận hiệu quả đối tượng mục tiêu của mình.
Dựa trên tìm hiểu của mình, tôi đã tóm gọn 8 Xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu mà bạn có thể phát triển trong thời gian tới. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng danh sách này làm tài liệu tham khảo, hay hướng dẫn để định vị chiến lược marketing của doanh nghiệp nhé!