Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng là một trong những loại văn bản cần thiết bậc nhất đối với chủ doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư phát triển ngành hàng này. Vậy trên thực tế, để có được giấy phép kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng cần thực hiện những trình tự, thủ tục nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời cũng như phương án tối ưu nhất khi xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng.
Bài viết có gì?
I. Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng
Để có thể kinh doanh, phát triển mặt hàng mang tính chất đặc thì như thực phẩm chức năng, chủ cơ sở cần lưu ý những điều kiện dưới đây:
1. Có giấy đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh là thực phẩm chức năng (theo quy định của Luật Doanh nghiệp)
2. Có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong kinh doanh (theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT).
3. Sản phẩm thực phẩm chức năng đưa vào kinh doanh phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn pháp luật quy định về kiểm tra an toàn nhập khẩu, uy định quảng cáo,… Trong đó, điều kiện quan trọng nhất là được cấp giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 43/2014/TT-BYT).
II. Trình tự xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng
Trên thực tế, trình tự xin cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng không quá phức tạp với 3 bước:
1. Đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh thực phẩm và nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện.
2. Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và nộp tại Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế.
3. Xin cấp giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm và nộp tại Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế.
Tuy nhiên, 3 bước trong quy trình kể trên mới chỉ là xét về mặt lý thuyết. Nói như vậy bởi trên thực tế, mỗi bước nhỏ trên sẽ yêu cầu rất nhiều các loại văn bản, giấy phép con. Do vậy, để tiết kiệm thời gian, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm có thể tham khảo dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh của các cá nhân, Freelancer tư vấn pháp lý.
Tham khảo: Đăng tin và làm việc cùng Freelancer tư vấn pháp lý ngay.
III. Hồ sơ cần chuẩn bị xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng
Hồ sơ chuẩn bị khi làm giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng tương đối nhiều và phức tạp. Không những vậy, mỗi loại giấy phép, văn bản đi kèm lại được yêu cầu tuân theo những thủ tục nhất định nên thời gian làm trên thực tế có thể dài hơn nhiều so với dự tính của doanh nghiệp. Và để các doanh nghiệp dễ đang theo dõi các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi làm hồ sơ, chúng tôi sẽ phân loại theo các nhóm như sau:
1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Đối với các công ty kinh doanh thực phẩm chức năng, giấy đăng ký kinh doanh là một văn bản không thể thiếu. Theo đó, để có được loại giấy này, chủ cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh với đầy đủ:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
- Các loại văn bản, giấy tờ chứng minh nhân thân của chủ doanh nghiệp như: Căn cước công dân, CMND, hộ chiếu,…
2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Danh sách các thành viên và giấy chứng minh nhân thân.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao quyết định thành lập.
- Một số các loại giấy tờ khác tuỳ thuộc vào loại hình công ty.
3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Với một ngành hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như thực phẩm chức năng thì giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là yếu tố không thể bỏ qua. Để có được văn bản này một cách hợp pháp, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng cần chuẩn bị hồ sơ tiêu chuẩn bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (đúng hình thức và nội dung)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Ngành nghề thực phẩm chức năng.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức chủ cơ sở kinh doanh và các căn cứ chứng minh cơ sở vật chất đủ điều kiện đưa vào hoạt động.
4. Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm hiện hành và một số thông tư, nghị định liên quan, bộ hồ sơ xin giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm sẽ bao gồm:
- Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm thực phẩm chức năng chuẩn bị đua vào kinh doanh.
- Giấy chứng nhận tự do lưu hành hoặc các văn bản tương tương.
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000.
- Kết quả kiểm nghiệm, mẫu sản phẩm, báo cáo thử nghiệm sản phẩm,…
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
IV. Các phương án xin giấy phép kinh doanh
Trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng có thể đơn giản, phức tạp theo đánh giá của mỗi chủ kinh doanh. Do vậy, căn cứ vào tình hình hiện tại, quỹ thời gian cũng như kinh phí, chủ các các cơ sở, đại lý thực phẩm chức năng có thể lựa chọn xin giấy phép theo một trong 3 hình thức dưới đây:
1. Chủ cơ sở kinh doanh tự xin giấy phép
Đây là phương án phù hợp với các chủ doanh nghiệp thực phẩm chức năng am hiểu và có kiến thức pháp lý cơ bản.
Ưu điểm: Chủ doanh nghiệp có thể tự chuẩn bị các giấy tờ, văn bản cá nhân mà không phải chuyển qua các bộ phận, đơn vị khác nên có thể tiết kiệm chi phí trung gian.
Nhược điểm: Mất thời gian nếu như chưa có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng trên thực tế.
2. Thuê công ty luật
Thuê công ty luật thực hiện dịch vụ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng cũng là một trong những phương án được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn. Theo đó, với phương pháp này, chủ doanh nghiệp có thể hoàn toàn không phải lo lắng trong từng khâu chuẩn bị.
Ưu điểm: Nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian, công sức.
Nhược điểm: Chi phí tương đối cao và vẫn có rủi ro khi lựa chọn sai đơn vị tư vấn không có chuyên môn, uy tín.
3. Thuê Freelancer hỗ trợ pháp lý
Thuê freelancer hỗ trợ pháp lý có thể là là phương thức còn mới mẻ với nhiều chủ doanh nghiệp. Các freelancer này thường có nền tảng về luật, pháp lý, có kinh nghiệm xử lý các vấn đề về giấy phép kinh doanh. Các Freelancer này thường đăng ký tài khoản chính thức, có xác nhận tại sàn kết nối việc làm freelancer hàng đầu Việt Nam – vLance.vn. Bạn có thể xem hướng dẫn đăng tin tuyển dụng chi tiết trên trang.
Nếu có một mô tả công việc chi tiết, bạn hoàn toàn có thể chọn được những Freelancer chuyên nghiệp, tận tâm, có nền tảng pháp lý vững vàng, giúp giải quyết yêu cầu của bạn trong thời gian ngắn nhất.
Ưu điểm: Nhanh chóng, thuận tiện, kết nối nhanh chóng, làm việc hiệu quả với chi phí phải chăng.
Nhược điểm: Số lượng Freelancer đôi khi hơi nhiều so với mong muốn của nhà tuyển dụng nên có thể mất một chút thời gian chọn lọc.
Tham khảo thêm: 7 Cách thuê Freelancer chất lượng trong thời gian ngắn
V. Lời kết
Giấy phép đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng là một trong những văn bản có hiệu lực pháp lý vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Do vậy, nếu doanh nghiệp bạn còn thiếu, hãy bổ sung ngay để có thể hoạt động hợp pháp.
Đăng việc miễn phí trên vLance ngay để kết nối được với những Freelancer tư vấn pháp lý có chuyên môn, kinh nghiệm, linh hoạt trong xử lý, giải quyết các giấy tờ, thủ tục pháp lý. An toàn, nhanh chóng, thuận tiện và tối ưu chi phí là những tiêu chí hàng đầu vLance hướng đến và đồng hành cùng doanh nghiệp.