Trong xã hội hiện đại, kinh doanh ngày càng có vai trò quan trọng đặc biệt. Thế nhưng để kinh doanh thành công, bạn cần phải lựa chọn chính xác mô hình kinh doanh. Có phải bạn đang loay hoay chưa biết lựa chọn mô hình nào? Vậy hãy cùng tìm hiểu về những mô hình kinh doanh “hot” nhất hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!
Bài viết có gì?
1. Những thông tin cơ bản về mô hình kinh doanh
Hiểu biết về mô hình kinh doanh chính là bước căn bản để bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp cho chính mình.
1.1. Khái niệm về mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh hay Business Model chính là những hình mẫu cơ sở và cần thiết để bắt đầu cho việc kinh doanh.
Theo nghĩa hẹp, mô hình kinh doanh được hiểu là bản kế hoạch đề ra các phương hướng phát triển trong tương lai. Nếu ví người doanh nhân là thuyền trưởng thì mô hình kinh doanh chính là con tàu.
1.2. Những yếu tố cần có của một mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh hiện đại đòi hỏi rất nhiều yếu tố đa dạng các lĩnh vực. Những yếu tố này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Về cơ bản, một mô hình kinh doanh cần đảm bảo những yếu tố sau đây:
- Tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu
- Mô hình doanh thu
- Lợi thế kinh doanh
- Thị trường mục tiêu
- Các khoản chi phí và biên lợi nhuận
1.3. Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh chính là kim chỉ nam cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Với “vũ khí” này trong tay, doanh nghiệp có thể:
- Lựa chọn chính xác loại sản phẩm, dịch vụ sẽ kinh doanh
- Xác định đúng thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng
- Đo lường chính xác các nguồn lực
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
- Hoạch định các khoản chi phí và đề xuất kế hoạch sinh lời
2. Top những mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có vô vàn những mô hình kinh doanh trên thị trường. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu của xã hội, đã có những “hình mẫu” được ưa chuộng và trở nên phổ biến hơn cả. Hãy cùng Vlance tìm hiểu nhé!
2.1. Mô hình kinh doanh online
Kinh doanh trên nền tảng số đã và đang trở thành xu hướng của thời đại. Internet không chỉ là nơi kết nối, giải trí mà còn là thị trường hấp dẫn cho các nhà kinh doanh.
Kinh doanh sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội
Sự phát triển bùng nổ của kỷ nguyên Internet đã thay đổi đáng kể thói quen mua sắm của người tiêu . Thay vì mua sắm trực tiếp, người tiêu dùng ngày nay rất quan tâm tới các sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội. Đó chính là thời cơ vàng cho mô hình kinh doanh sản phẩm online phát triển.
Chỉ với một thiết bị di động, bạn có thể đặt mua bất cứ thứ gì ở bất cứ đâu trên thế giới. Vậy còn chần chừ gì mà không bước chân vào thị trường hấp dẫn này?
Đọc thêm: Hướng dẫn bán hàng online hiệu quả cao, nhanh chóng thu hồi vốn
Kinh doanh các dịch vụ trên các website việc làm
Ngày nay, các nhà cung cấp không chỉ bán các sản phẩm hữu hình mà còn cung cấp vô số những dịch vụ khác nhau trên Internet. Nhờ xu hướng này, khái niệm công việc Freelance ra đời và ngày càng trở nên phổ biến ở mọi nơi.
Bạn là người yêu thích tự do, bạn muốn làm việc tại bất cứ đâu, bạn muốn có thu nhập không giới hạn…Vậy thì công việc Freelance chính là lựa chọn tối ưu nhất cho bạn. Với công việc này, bạn sẽ thỏa sức tìm kiếm những khách hàng trên vô số những website hoặc chính bạn có thể bán các gói dịch vụ ngay trên các nền tảng đó.
Đọc thêm:
>> Tìm các nghề freelance ở đâu? TOP 3 Website tìm việc tự do uy tín
>> Dễ dàng tăng thu nhập với nghề Freelancer, bạn đã thử chưa?
2.2. Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tại nước ta hiện nay, nhượng quyền thương mại đang ngày càng trở thành một xu thế, một mô hình phổ biến bậc nhất. Những doanh nghiệp muốn nhượng quyền sẽ trả một khoản phí được quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ bên nhượng quyền cung cấp.
Hoạt động nhượng quyền thương mại đang diễn ra sôi nổi theo từng ngày. Với những đặc tính ưu việt như: sức mạnh thương hiệu, sản phẩm đảm bảo chất lượng…nhượng quyền thương mại ngày càng được đánh giá là một mô hình kinh doanh thích hợp cho bất cứ ai muốn bước chân vào thương trường.
Tuy vậy để đạt được thành công, doanh nghiệp cần phải giải quyết tốt bài toán vị trí kinh doanh. Một trong những giải pháp hiệu quả tốt đang được ưa chuộng chính là việc sử dụng các dịch vụ tăng review cho địa điểm Google Map. Phương thức này sẽ giúp vị trí cửa hàng của bạn gây được nhiều sự chú ý của khách hàng trên các nền tảng của Google.
Đọc thêm: Dịch vụ đánh giá 5 sao Google Maps là gì? Vì sao cần có?
2.3. Mô hình kinh doanh Agency
Agency được hiểu là các công ty tư vấn và đề xuất các giải pháp về Marketing. Từ việc cung cấp dịch vụ này, bạn có thể thu được lợi nhuận từ hoạt động sử dụng có trả phí của khách hàng. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng đến hoạt động Marketing, các Agency từ đó cũng có được lượng khách hàng rất đông đảo.
2.4. Mô hình kinh doanh gói trả phí
Hiện nay, các nền tảng số thường cung cấp dịch vụ theo hai hướng: miễn phí và trả phí. Với gói miễn phí, người dùng vẫn có quyền truy cập và sử dụng các dịch vụ nhưng bị giới hạn về tính năng. Để có thể sử dụng đầy đủ, người dùng cần trả một khoản phí nhất định. Đây chính là nguồn thu chính của các gói trả phí này.
Để thành công với mô hình kinh doanh này, ứng dụng của bạn cần phải có một lượng người dùng nhất định. Cách để giải quyết vấn đề này nhanh chóng, bạn cần tác động trực tiếp tới quyết định tải xuống các ứng dụng của người dùng. Người dùng thường có thói quen đọc những đánh giá trước khi quyết định tải xuống. Từ đặc điểm này, bạn có thể tìm đến các dịch vụ tăng reviews cho app với chất lượng đảm bảo để có được những khách hàng đầu tiên.
2.5. Mô hình kinh doanh dịch vụ bán lẻ
Kinh doanh dịch vụ bán lẻ hoạt động dựa trên nguyên tắc về trao đổi mua bán giữa nhiều bên với nhau. Các nhà kinh doanh bán lẻ sẽ mua sản phẩm từ các công ty bán lẻ lớn hơn hoặc từ chính cơ sở sản xuất để bán lại cho người tiêu dùng. Khoản chênh lệch giữa việc mua đi, bán lại sẽ là nguồn thu chính của các nhà bán lẻ này.
2.6. Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết là mô hình kinh doanh cho phép người dùng kiếm thu nhập online bằng phương thức quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp qua các đường dẫn (URL). Mỗi lượt mua của người tiêu dùng, bạn sẽ được nhận một khoản tiền hoa hồng theo mức chi trả của doanh nghiệp.
Mô hình này tuy nhỏ lẻ nhưng hoàn toàn có thể đảm bảo một nguồn thu nhập ổn định cho bạn. Cùng với sự lớn mạnh của Tiktok, hoạt động tiếp thị liên kết ngày càng phổ biến đã chứng tỏ hiệu quả của mô hình này.
2.7. Mô hình kinh doanh hệ sinh thái
Mô hình hệ sinh thái là một hệ thống xâu chuỗi rất nhiều các hoạt động kinh doanh khác nhau. Bắt đầu từ việc sản xuất, phân phối đến quảng cáo, tiếp thị. Mô hình này đòi hỏi nguồn lực kinh doanh lớn và ổn định trong thời gian dài. Việc vận hành cùng lúc rất nhiều hoạt động kinh doanh sẽ tiêu tốn không ít những chi phí.
Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công với “hình mẫu” này. Tiêu biểu là Vingroup với hệ sinh thái của mình. Bạn có thể tìm hiểu về doanh nghiệp này và rút ra những kinh nghiệm trước khi bắt đầu nhé.
Mỗi mô hình kinh doanh đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng việc lựa chọn dựa trên nguồn lực của bản thân. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết đã cung cấp, bạn sẽ sớm tìm ra câu trả lời phù hợp. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh!