Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc với thời gian làm việc linh hoạt, bạn muốn làm việc với các ngành nghề đa dạng, hoặc đơn giản bạn muốn theo đuổi đam mê của mình nhưng chưa thể thực hiện. Làm freelancer là cách tốt nhất để “thoát khỏi” việc phải ngồi lì 8 tiếng một ngày và trở nên chủ động hơn trong công việc.
Tuy nhiên, để có được khung thời gian “tự do như mơ” và sống với đam mê thì có những điều bạn cần nắm rõ về công việc của freelancer trước khi bước vào chính thức đi vào con đường này.
Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Bài viết có gì?
I. Công việc của freelancer thực chất là gì?
Công việc freelance là một trong những kiểu việc “tự làm chủ”, dựa trên nền tảng của sự linh hoạt và cung cấp dịch vụ cho đa doanh nghiệp.
Các freelancer có thể làm việc trong bất kỳ các dự án lớn hay nhỏ, dài hạn hay ngắn hạn tùy thuộc vào những kỹ năng mà họ có, năng suất, và nhu cầu của các khách hàng. Công việc điển hình của các freelancer là xây dựng website hoặc thiết kế logo, hay viết bài blog hàng tuần, thiết kế.
II. Công việc của freelancer được vận hành như thế nào?
Thông thường, khách hàng khi cần tìm freelancer sẽ đăng những thông tin tuyển dụng cho các dự án lên các trang web freelance. Điều này cho phép các freelancer kết nối với khách hàng, trao đổi về những kỹ năng và các khả năng phù hợp với yêu cầu của công việc và mức ngân sách của họ.
Khách hàng có quyền chọn một vài bản dự thảo của các freelancer để tìm được sự lựa chọn phù hợp nhất, sau đó tiến vào các bước bàn bạc và đưa ra hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên về công việc và thời hạn hoàn thiện. Khi sản phẩm đảm bảo được các tiêu chí đặt ra, tiền công sẽ được chi trả.
III. Freelancer có thể làm trong những ngành nào?
Hầu như mọi dịch vụ mà các doanh nghiệp cần thuê ngoài đều có các freelancer đáp ứng được.
Trong đó, có một số các lĩnh vực mà được “săn đón” rất nhiều bởi các doanh nghiệp:
1. Thiết kế đồ họa
Một trong những công việc có nhu cầu thuê cao nhất đó là thiết kế đồ họa. Công việc này có nhu cầu thuê ngày càng cao vì các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng tinh gọn bộ máy nhân sự.
Thay vì bỏ tiền và công sức để đào tạo ra một nhân viên thiết kế để rồi một tháng chỉ cần sử dụng tới vài lần, các doanh nghiệp lựa chọn thuê freelancer theo những dự án để tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo.
Công việc thiết kế cũng là một nghề nghiệp mang tính cá nhân cao. Vì thế, làm việc và trao đổi trực tuyến cũng không phải là điều gì quá khó khăn.
Hiện nay, mức thù lao của các freelancer thiết kế giao động từ 300.000đ – 3.000.000đ / ấn phẩm đơn giản (logo, danh thiếp) và từ 4.000.000đ – 20.000.000đ / ấn phẩm phức tạp (bộ nhận diện thương hiệu,…).
Tìm ngay cơ hội việc làm tại danh sách việc thiết kế.
2. Marketing, truyền thông, PR
Một trong những ngành phát triển nhất trong thời gian gần đây đó là ngành marketing và truyền thông. Khi thị trường càng trở nên cạnh tranh thì đồng nghĩa ngành marketing cũng sẽ càng phát triển. Không có một doanh nghiệp hay một tổ chức nào lại không cần thu hút thêm người quan tâm kể cả những tổ chức phi lợi nhuận.
Tuy nhiên để có thể chi trả cho cả một bộ phận marketing & truyền thông thì thường chỉ những công ty và tổ chức lớn mới có thể đáp ứng được. Chính vì vậy, các freelancer marketing & truyền thông được các doanh nghiệp vừa và nhỏ hết sức “trọng dụng”.
Đừng nghĩ rằng hợp tác chủ yếu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nghĩa là mức thù lao của các freelancer marketing và truyền thông thấp.
Với mỗi dự án việc freelancer có thể bỏ túi cho mình khoảng 5.000.000đ – 10.000.000đ sau vài tuần làm việc chẳng phải là điều quá khó khăn.
Một trong những dịch vụ được khách hàng quan tâm nhất hiện nay là xây dựng kế hoạch marketing. Mức thù lao khởi điểm mà các freelancer nhận được từ những dự án xây dựng kế hoạch marketing sẽ từ 4.000.000đ – 6.000.000đ / dự án.
Để có thể đạt được mức thu nhập trên hãy thử tìm kiếm ngay cơ hội của bạn tại danh sách công việc marketing nào!
3. Lập trình website
Với đà phát triển của công nghệ hiện nay, tất cả những công việc liên quan tới lĩnh vực này đều nằm trong nhóm công việc có mức thu nhập cao nhất. Công việc lập trình website cũng không ngoại lệ.
Không chỉ có đem lại mức thu nhập mà đây là một lĩnh vực “không bao giờ sợ hết việc”.
Mức thù lao căn bản cho việc lập trình một website đã có giá từ 6.000.000đ. Theo thống kê của toplist, freelancer lập trình sẽ kiếm được từ 20.000.000đ – 50.000.000đ / tháng.
Với mức thù lao căn bản cho mỗi một dự án mà freelancer nhận được như trên thì mức thu nhập này cũng không phải là điều gì đó quá khó khăn. Mức thu nhập này còn có thể tăng dựa trên hiệu suất và năm kinh nghiệm.
Tìm kiếm việc làm lập trình dễ dàng tại danh sách công việc lập trình.
IV. Những ích lợi khi làm freelancer là gì?
1. Khởi đầu nhanh chóng
Bạn không cần phải có đủ bao nhiêu năm thâm niên thì mới được thăng chức hay mất công quà cáp nhờ xin việc hộ. Bạn cũng không cần phải lo rằng mình không được nhận vì không có mối quan hệ. Điều khách hàng cần khi thuê một freelancer đó chính là năng lực. Nhân sự công ty họ không đủ để đáp ứng lượng công việc chính vì thế họ mới cần thuê ngoài.
Vậy nên họ thực sự cần một người có khả năng giải quyết công việc tốt. Việc bạn cần làm đó là trang bị kĩ năng cho mình thật tốt, chuẩn bị CV, portfolio và hồ sơ làm việc thật chỉn chu để thể hiện tiềm năng của mình với khách hàng.
Một bộ hồ sơ làm việc tốt cần bao gồm những thông tin sau
- Giới thiệu bản thân
- Kỹ năng
- Dịch vụ mà bạn đang cung cấp
- Kinh nghiệm (nếu có)
- Sản phẩm từ những dự án trước
Dưới đây là ví dụ cho một bộ hồ sơ làm việc tốt:
2. Có thể chọn bất kỳ công việc nào bạn muốn làm
Chỉ cần bạn có đủ năng lực bạn có thể làm bất kì công việc nào bạn muốn chứ không cần phải trói buộc bản thân mình vào một vị trí nữa. Bạn có thể vừa vẽ bao bì vừa làm lập trình sẽ chẳng có ai cấm được bạn hết. Nếu bạn là một người thích sự thay đổi và trải nghiệm môi trường làm việc đa dạng thì công việc này lại càng phù hợp với bạn hơn.
Thông thường các dự án sẽ chỉ kéo dài từ 1-3 tháng. Nỗi lo lắng về việc phải gắn bó với công việc truyền thông của mình đủ lâu nếu không sẽ mang tiếng “nhảy việc” sẽ không còn nữa.
3. Có thể chọn làm vào thời gian nào
Khi làm việc freelancer bạn là “sếp” của chính mình. Không có ai giám sát xem bạn có đi làm đủ 8 tiếng một ngày, vào làm đúng giờ hay không. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng công việc luôn đúng tiến độ và tích cực phản hồi khách hàng. Nếu bạn cảm thấy mình làm việc hiệu quả hơn vào ban đêm, bạn có thể làm việc tới 2h sáng và ngủ tới 11 giờ trưa cũng không ai cấm bạn.
4. Tiền lương được thỏa thuận
Khác với công việc truyền thống thông thường, bạn cần phải có đủ số thời gian làm việc nhất định thì mới được xét tăng lương theo bậc. Khi làm một freelancer thì khác, bạn có thể tự đàm phán mức thù lao mà cả hai bên cảm thấy hợp lý.
Là một freelancer, bạn sẽ được nhận trực tiếp thù lao từ khách hàng và không phải chia phần trăm cho các bộ phận liên quan như ở công ty truyền thống. Bạn càng nhận nhiều dự án mức thu nhập của bạn càng cao.
5. Công việc đa dạng
Hiện tại bạn có thể làm freelancer ở hầu hết các ngành nghề. Trừ một số ngành có tính liên tục và đặc thù cao như: xây dựng, bác sĩ,… thì bạn có thể làm việc dưới hình thức freelance tại bất kì lĩnh vực nào mà mình mong muốn: tin học, viết lách, bán hàng, dạy học, luật, hành chính,…
Tìm ngay công việc tại nhiều lĩnh vực với danh sách công việc vLance
Chính những yếu tố này, đây là một công việc thường được các sinh viên đang đi học hoặc mới tốt nghiệp lựa chọn hay những người đang chưa tìm việc được ở công ty, những người đang cố theo đuổi đam mê của mình nhưng chưa tìm được lối đi.
V. Để trở thành freelancer cần những yếu tố gì?
Mặc dù công việc của freelancer đem lại rất nhiều đặc quyền tuy nhiên công việc này không phải ai cũng làm được.
Bên cạnh việc phải có tinh thần tự giác cao, bạn phải là người có khả năng thích nghi cực tốt. Bạn phải giữ được “cái tôi” trong nghề nhưng phải là người giao tiếp giỏi. Trang bị một số kỹ năng đặc biệt và kiến thức phổ rộng cũng là yếu tố quan trọng cần có.
Các khách hàng khi tuyển freelancer luôn mong muốn thấy những thành quả mà họ đã làm trước đó, điều này có nghĩa bạn cần một bộ hồ sơ năng lực (portfolio) thuyết phục. Đó sẽ là vật phẩm giúp bạn thể hiện được chuyên môn cũng như kỹ năng của bản thân. Các loại bằng cấp có thể sẽ là một yếu tố ưu tiên, nhưng hầu hết sẽ phụ thuộc chính vào năng lực của bạn và nhu cầu của khách hàng.
VI. Những điều cần tránh khi làm freelancer là gì?
1. Đừng đề xuất ý tưởng mà bạn không thể làm
Nếu bạn nghĩ mình không thể đảm nhiệm được công việc một cách khiến khách hàng hài lòng, thì tốt nhất đừng đề xuất những ý tưởng quá “hoành tráng” ngay từ đầu. Nếu khách hàng không hài lòng với công việc mà bạn làm ra, ngày lập tức bạn sẽ nhận phản hồi tiêu cực và dẫn đến tranh cãi về tiền công.
2. Trả giá cao khi chỉ mới bắt đầu
Với việc làm thêm trực tuyến bạn nên khởi đầu với mức giá “phải chăng” một chút. Điều này một phần sẽ giúp bạn được khách hàng để mắt tới nhiều hơn.
Có rất nhiều người trả giá cao hơn giá trị họ đem lại trong thời điểm ban đầu và để lại cho khách hàng sự thất vọng bởi họ không thực sự hoàn thành được công việc đáng giá.
Khi bạn có một vài công việc nhỏ đã làm trước đó, bạn có thể xây dựng bản chứng minh năng lực với những phản hồi tích cực từ những khách hàng trước. Từ đó bạn có thể tăng giá lên dần dần.
Đôi khi, các khách hàng sẽ sẵn sàng để chi trả cho một số công việc mà họ thấy bạn đã có kinh nghiệm làm trong những công việc trước.
3. Không xem kỹ hồ sơ khách hàng
Phần lớn những người đăng công việc lên các trang web thuê freelancer đang thực sự cần tìm nhân sự và điều họ mong muốn nhất là công việc được hoàn thành như các tiêu chí được đề ra.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số khách hàng không minh bạch. Họ là những người lợi dụng hệ thống tìm việc này để công việc được hoàn thiện mà không phải trả phí.
Những phương thức lừa đảo thường gặp nhất là họ sẽ từ chối trả tiền cho bạn. Hoặc, họ sẽ cố tình tạo ra những mâu thuẫn, tranh cãi và những phản hồi tiêu cực về sản phẩm của freelancer. Để rồi, sản phẩm đã gửi đi nhưng tiền thì không được nhận lại.
Để tránh gặp những trường hợp trên, trước khi nhận công việc nào đó hãy lướt qua hồ sơ của khách hàng, đánh giá xem họ có đáng tin hay không. Hãy tự đặt ra câu hỏi như: Họ có đăng tìm việc gì trước đây không? Họ có trả thưởng cho người làm không? Họ trả bao nhiêu tiền? Họ có những phản hồi tiêu cực trước đây hay không?
Tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên sẽ giúp bạn thấy được khách hàng đó có nhu cầu chân chính khi tìm việc hay không.
VII.Tìm công việc freelance ở đâu?
Hiện nay, chỉ cần một cú nhấp chuột là hàng ngàn thông tin tuyển dụng hiện ra. Tuy nhiên không phải thông tin nào cũng uy tín. Không ít những trường hợp mô tả công việc một kiểu tới khi làm lại một kiểu. Hay trong mô tả ghi mức lương là 8.000.000đ nhưng hỏi ra mới biết rằng không có lương cứng.
Hiểu được nỗi lo này của các bạn freelancer. Với hơn 1.000.000 người dùng, nền tảng tìm việc freelance – vLance đã được xây dựng giúp các bạn freelancer có thể tìm kiếm được công việc uy tín dễ dàng hơn.
Tại vLance, hàng trăm công việc mới đều được kiểm duyệt kỹ càng và đăng lên mỗi ngày. Để không bỏ lỡ cơ hội công việc nào hãy đăng ký tài khoản trên vLance ngay để nhận được email mỗi khi có công việc mới.
Không chỉ vậy, vLance còn có chức năng đảm bảo giao dịch. Chức năng này sẽ đảm bảo quyền lợi cho cả freelancer và khách hàng. Sử dụng dịch vụ này các freelancer sẽ không còn phải lo lắng về việc không nhận được tiền khi đã giao sản phẩm.
Tìm hiểu thêm về tính năng này tại: quy trình thực hiện chức năng đảm bảo giao dịch.
VIII. Lời kết
Để trở thành freelancer không quá khó nhưng cũng cần phải được chuẩn bị đầy đủ mới có thể thực sự sẵn sàng vào nghề. Hãy luôn nhớ rằng dù làm gì đi chăng nữa khi bạn làm việc có tâm, bạn sẽ gặt hái được thành công. Mong rằng những thông tin về công việc của freelancer trên đây hữu ích cho bạn.
vLance chúc bạn thành công!