Nghề freelancer là gì? Làm gì? Các nghề freelance phổ biến nhất

Nhờ tính chất tự do trong công việc, xu hướng nhân viên văn phòng từ bỏ công việc gò bó nơi công sở để tìm tới các công việc Freelance ngày càng trở nên thịnh hành. Nếu bạn cũng đang muốn bắt đầu làm Freelancer, vậy cũng tìm hiểu nghề Freelancer là gì, các công nghề Freelance phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, phù hợp với người mới bắt đầu.

Nghề freelancer là gì? Làm Freelancer là làm gì?

Freelancer là những người làm việc tự do. Họ được trả tiền để thực hiện các công việc như một nhân viên chính thức nhưng được tự do lựa chọn thời gian và địa điểm làm việc. Các nghề freelance không chỉ là cơ hội rất tốt để tạm thời chia tay công việc 9-to-5 (9h sáng đến 5h chiều) mà còn hỗ trợ nâng cao thu nhập vào thời gian rảnh.

Nghề Freelancer là gì mà được lựa chọn địa điểm, thời gian làm việc
Freelancer được thoải mái lựa chọn thời gian và địa điểm làm việc

Do tính chất đặc biệt của hình thức làm việc tự do, Freelancer thường chỉ phụ trách các đầu công việc thuộc phạm vi một dự án hoặc trong một thời gian ngắn. Do đó, các Freelancer cũng phải liên tục tìm kiếm công việc, có thể nhờ vào quan hệ trực tiếp hoặc qua một trang kết nối trung gian trên internet.

Nhờ vào tính chất đặc biệt của hình thức làm việc này, Freelancer có cơ hội nâng cao thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng/tháng, cùng tìm hiểu thêm về các công việc freelance có mức thu nhập hấp dẫn nhất, cũng như các bí kíp kiếm tiền từ Freelancer:

Top 8 các nghề freelancer phổ biến nhất

Theo thống kê từ vLance – sàn việc làm Freelance hàng đầu Việt Nam: Với dữ liệu từ hàng trăm nghìn việc làm trong những năm qua, nhu cầu tuyển dụng freelancer hiện đang tập trung ở một số ngành như lập trình, thiết kế, viết lách, marketing… TOP 8 nghề freelancer phổ biến nhất được xếp theo thứ tự phổ biến như sau:

1. Nghề Freelancer IT – Lập trình

Ngành công nghệ thông tin (IT) có triển vọng và mức thu nhập cao nhất trong các nghề. IT được chia thành các chuyên ngành: Lập trình website, phần mềm, app, java…  Lập trình web đứng top đầu trong các nghề freelancer có thu nhập cao.

Từ những chủ kinh doanh nhỏ lẻ đến các đơn vị, doanh nghiệp lớn đều cần lập trình ứng dụng hoặc sở hữu website. Bởi vậy, nhu cầu về thuê freelancer lập trình vẫn không ngừng hạ nhiệt trong những năm qua.

Lập trình web có mức thu nhập cao nhất trong các nghề freelancer

Chỉ cần bạn có kiến thức chuyên môn, một chút kinh nghiệm, sẽ không khó để bắt đầu làm freelancer lập trình thù lao từ 2 – 50 triệu đồng tùy theo quy mô dự án.

Khi bạn có một team lập trình hãy mạnh dạn tìm nhiều khách hàng hoặc chọn dự án lớn để tăng thù lao. Bạn sẽ quản lí và chia đầu việc, rà soát, thúc đẩy tiến độ công việc để hoàn thành dự án. Với cách này mỗi tháng bạn có thể kiếm được 200 triệu/tháng.

2. Nghề Freelancer Marketing

10 năm trở lại đây ngành marketing phát triển ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp, công ty, agency… đều có bộ phận marketing. Tuy nhiên, nhiều công ty tìm thuê các freelancer marketing để giảm thiểu chi phí. Bởi vậy, họ cần các nhà tư vấn chiến lược, các chuyên gia marketing thuê ngoài giúp định hướng và phát triển công ty.

Nhà tư vấn chiến lược marketing sẽ đưa ra kế hoạch marketing, định hướng phát triển, xây dựng thương hiệu, chăm sóc khách hàng… Công việc này đòi hỏi bạn có chuyên môn nghiệp vụ cao. Tối ưu nhất là đã có kinh nghiệm làm cho các công ty, nhãn hàng lớn.

Am hiểu về SEO web, Landing page… là lợi thế lớn cho các freelancer marketing

Ngoài ra, bạn có thể nhận các công việc của một nhân viên triển khai chạy quảng cáo, SEO website, viết bài, thiết kế Landingpage… Các đầu việc đa dạng của ngành Marketing cũng tạo rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau, hỗ trợ Freelancer nâng cao thu nhập với các công việc phù hợp với kỹ năng. 

3. Nghề Freelancer Thiết kế

Lĩnh vực Thiết kế cũng là một trong những nghề freelancer vô cùng phổ biến. Bởi các nhóm việc thường phân hóa theo các chuyên môn khác nhau với số lượng lớn: Thiết kế đồ họa, 3D. UI/UX, … 

Thiết kế đồ họa tự do được nhiều người ưa chuộng

Thống kê trên các website tìm việc làm freelancer có sự tham gia đông đảo của các freelancer thiết kế. Mức thu nhập của các freelancer thiết kế khá cao. Đối với một banner thông thường có mức thù lao từ 200 – 500.000đ. Khi nhận thiết kế logo thương hiệu, banner website, ảnh quảng cáo, landing page… sẽ có chí phí từ 500.000đ – 1.000.000 triệu đồng trở lên.

4. Nghề Freelancer Viết lách (Copywriter/Content writer)

Copywriter/content writer là những người làm việc sáng tạo nội dung. Cả hai công việc đều yêu cầu người làm phải có sự sáng tạo, sử dụng câu chữ linh hoạt. Đều là nghề viết nhưng copywriter và content writer vẫn có sự khác biệt.

Copywrtier là người viết lời quảng cáo trong lĩnh vực marketing, quảng cáo, truyền thông nhằm tăng tỉ lệ mua sản phẩm, dịch vụ. Content writer là người sáng tạo nội dung dưới các dạng bài viết, bài báo, video, hình ảnh,….

Nhu cầu tuyển dụng freelancer writer ngày càng cao

Nhu cầu tuyển dụng copywriter, content rất cao để phục vụ nhu cầu truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp. Để trở thành một freelancer copywritet/content không quá khó. Bạn chỉ cần có kĩ năng viết, sáng tạo, am hiểu thị trường… đã có thể theo nghề freelancer.

Tuy nhiên, bạn cũng cần nâng cao năng lực viết, học hỏi thêm các kĩ năng về Seo web, digital marketing… Việc trau dồi kĩ năng kinh nghiệm am hiểu các lĩnh vực liên quan giúp bạn nhận được nhiều dự án lớn từ khách hàng.

5. Nghề freelancer Dịch thuật

Một trong những công việc freelancer được ưa chuộng hiện nay chính là dịch thuật. Đối với những người giỏi ngoại ngữ Anh, Trung, Nhật, Hàn… cơ hội kiếm tiền lớn. Nhu cầu dịch thuật từ tiếng việt sang ngoại ngữ và ngược lại rất cao. Bạn có thể chọn dịch sách, tài liệu văn bản, báo chí, phụ đề phim ảnh, biên phiên dịch… tùy chuyên ngành phù hợp với khả năng. 

Nhu cầu thuê freelancer dịch thuật rất lớn đem lại cơ hội kiếm tiền lớn cho các phiên dịch viên. Mỗi ngày có hàng nghìn tin tuyển dụng các dự án dịch thuật từ nhỏ đến lớn với mức thù lao khác nhau.

Freelancer dịch thuật là một trong các nghề freelancer được doanh nghiệp tìm kiếm nhiều

Ngoài các yêu cầu tối thiểu về bằng cấp, việc tôn trọng bản dịch gốc rất quan trọng đối với một dịch giả, biên phiên dịch. Bạn cần truyền tải đúng nội dung vấn đề, ý nghĩa câu từ mà không làm sai lệch so với bản gốc. Trở thành freelancer dịch thuật bán thời gian bạn có thể kiếm thêm 10 – 30 triệu/tháng hoặc cao hơn đối với người làm full time.

6. Nghề Freelancer Sales – CTV kinh doanh/ bán hàng online

Sự bùng nổ của thương mại điện tử làm thay đổi nhu cầu, hành vi mua sắm của người dân. Cộng tác trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng online được nhiều người lựa chọn để tăng nguồn thu nhập vào thời gian rảnh.

Cộng tác bán hàng online không khó, bạn chỉ cần hợp tác với các chủ shop lớn. Đăng bán sản phẩm, khi có đơn hàng bạn sẽ lấy hàng về để giao cho khách. Số phần trăm chênh lệch thuộc về công của bạn.

Cộng tác viên bán hàng online ngày càng trở nên phổ biến

Với nghề cộng tác kinh doanh và bán hàng, bạn vừa làm việc văn phòng vẫn có thể kiếm được tiền vào lúc nhàn rỗi. Nếu chăm chỉ và có sự sáng tạo trong cách bán nguồn thu nhập của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

7. Nghề Freelancer Nhập liệu

Một trong những công việc Freelance phổ biến nhất trên thị trường, các công việc nhập liệu thường có số lượng lớn freelancer ứng tuyển bởi các công việc này rất thiên hướng “tay chân” và không cần suy nghĩ nhiều.

Do đặc thù công việc chỉ yêu cầu sự chăm chỉ nên nhập liệu đã trở thành công việc lý tưởng dành cho Freelancer, các bạn sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập vào thời gian rảnh. Để làm tốt các job nhập liêu, các bạn cũng nên tìm hiểu trước về các loại bảng biểu, công thức excel để tối ưu thời gian làm việc.

8. Nghề Freelancer Hành chính, Trợ lý ảo

Để tránh tình trạng quá tải trong công việc, nhiều người có nhu cầu thuê trợ lý ảo, đảm nhận các công việc hành chính, hỗ trợ người thuê trong việc quản lý công việc.

Người trợ lý ảo sẽ cần thay mặt khách hàng để đảm nhiệm một số công việc như sắp xếp hồ sơ, tài liệu, quản lý email, tin nhắn, cuộc gọi, tổng hợp thông tin lên lịch trình làm việc với các đối tác.

Do công việc cần quản lý nhiều đầu việc khác nhau cùng lúc, người trợ lý ảo cần phải có khả năng multitask, cần làm việc có kế hoạch, biết cách giao tiếp và có kỹ năng tổ chức công việc tốt.

Trên đây là TOP 6 các nghề Freelancer phổ biến nhất, phù hợp với người mới bắt đầu. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn nghề Freelancer là gì? Tìm hiểu thêm về các nghề Freelancer được thuê nhiều nhất trên thị trường tại:

Làm thế nào để bắt đầu làm Freelancer?

Chắc chắn về lĩnh vực thế mạnh của mình

Để theo đuổi nghề freelancer bạn cần biết chính xác thế mạnh của mình ở lĩnh vực nào. Thiết kế, content writer, lập trình, seo…hãy chắc chắn rằng bạn đã có kinh nghiệm ít nhất từ 6 tháng – 1 năm ở ngành nghề đó. Điều này cho biết khả năng cạnh tranh của bạn với các freelancer khác trên thị trường làm việc tự do. Đối với freelancer đã có kinh nghiệm lâu năm cơ hội được khách hàng chọn sẽ cao hơn.

Xây dựng hồ sơ làm việc trên các website tuyển dụng

Ngày nay, hồ sơ trực tuyến có vai trò quan trọng giúp khách hàng tìm tới bạn nhanh chóng. Năng lực chuyên môn, phong cách, cá tính của bạn sẽ được thể hiện trên hồ sơ. Hãy trang bị profile thật chuyên nghiệp và ấn tượng để thu hút khách hàng tiềm năng. Cách đơn giản nhất tạo một hồ sơ online tại các websites quy tụ đông đảo các nhà tuyển dụng. Bằng cách này, khách hàng dễ dàng tìm thấy hồ sơ, thông tin về bạn. 

Website Vlance.vn được biết là nền tảng kết nối các nhà tuyển dụng và ứng viên hàng đầu tại Việt Nam. Vlance.vn thu hút hơn 400.000 thành viên tham gia cung cấp việc làm đa lĩnh vực các nghề freelancer: Viết lách, dịch thuật, lập trình web, app, digital marketing, thiết kế… Hàng ngàn freelancer tài năng, sáng tạo đã tìm được nguồn khách hàng lớn trên Vlance.vn. 

Các freelancer dễ dàng tìm kiếm việc trên website Vlane

Ngoài ra, bạn có thể tạo một trang web riêng viết về lĩnh vực chuyên môn, và các dự án đã hoàn thành. 

Trên mạng xã hội bạn hãy bổ sung thêm các bài viết, góc quan điểm về lĩnh vực chuyên môn của mình. Cách này sẽ tạo nên thương hiệu cá nhân, tăng cơ hội biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.

Bắt đầu tìm kiếm khách hàng

Không chỉ tìm khách hàng ở những trang mạng xã hội, các website freelancer cũng  nên được ưu tiên. Phần lớn các nhà tuyển dụng tìm kiếm freelancer tài năng ở đây. Khi đăng kí tài khoản ở những trang web freelancer bạn sẽ nhanh chóng có được nguồn khách hàng lớn. Đồng thời được khách hàng chủ động mời chào giá cho những dự án của họ.

Ở Việt Nam, website Vlance.vn là địa chỉ tìm kiếm khách hàng đáng tin cậy cho các freelancer. Bạn có thể tìm kiếm các nghề freelancer tại đây như: Thiết kế, dịch thuật, viết lách, lập trình, marketing… Mọi giao dịch của bạn trên vlance sẽ được hỗ trợ và đảm bảo tuyệt đối. Trước khi trở thành một freelancer chính thức bạn có thể làm bán thời gian nhằm đảm bảo ổn định tài chính, công việc và các mối quan hệ.

Tìm kiếm dự án với mức thù lao hấp dẫn trên website Vlance.vn

Các bước trở thành freelancer trên Vlance

  • Bước 1: Đăng kí tài khoản nếu chưa có: Điền thông tin cá nhân, chuyên ngành, nghề nghiệp….
  • Bước 2: Tạo hồ sơ năng lực: Đăng tải kinh nghiệm, các dự án đã thực hiện (không phân biệt dự án trong hay ngoài vlance).
  • Bước 3: Tìm kiếm khách hàng: Chọn lĩnh vực của mình và bắt đầu tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nếu thấy phù hợp với chuyên môn và đáp ứng được yêu cầu công việc. Bạn sẽ bắt đầu gửi chào giá để khách hàng tuyển chọn (ở bước này bạn sẽ mất một khoản phí nhỏ để nâng cấp tài khoản và gửi chào giá).
  • Bước 4: Trao đổi với khách hàng: Sau khi khách hàng chọn bạn, hãy trao đổi rõ ràng về yêu cầu công việc thông qua hệ thống tin nhắn trên web. Đồng thời làm rõ về mức phí, phạm vi công việc và thời hạn hoàn thành. Cuối cùng bạn tiến hành thực hiện công việc sau khi đã thỏa thuận với khách hàng.

Hi vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ các ngành freelancer được ưa chuộng và trở thành freelancer uy tín, chuyên nghiệp. Đừng quên đăng kí thành viên trên Vlance.vn để nhanh chóng có khách hàng đầu tiên nhé.

Bạn cần thuê người làm việc hoặc là freelancer đang tìm việc, hãy gọi hoặc gửi thư cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Số điện thoại hỗ trợ: 024.6684.1818

Email hotro@vlance.vn

Hoặc tìm việc trực tiếp tại: https://www.vlance.vn/